Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường mạn tính, làm tăng đường huyết kéo dài gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, khiến quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ, tổn thương các mạch máu và tế bào.
Các chuyên gia của Hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF) lưu ý rằng, có thể phát hiện tổn thương mô ở nhiều hệ thống các cơ quan trong cơ thể, nhưng thận, mắt, thần kinh ngoại biên và mạch máu, là những nơi xảy ra tổn thương nhiều nhất, và đưa đến một số biến chứng gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường.
Cụ thể, biến chứng của bệnh tiểu đường là gây tổn thương ở tim mạch cực kỳ nguy hiểm và rất thường gặp, phổ biến nhất là gây tắc mạch vành tim, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong. Các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường bao gồm:
80% bệnh nhân tiểu đường bị xơ vữa động mạch, tỉ lệ này chỉ chiếm 30% ở bệnh nhân không mắc tiểu đường
Hơn 75% bệnh nhân tiểu đường nhập viện vì các biến chứng tim mạch. Tổn thương động mạch vành sẽ gây thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, chết đột ngột.
Xuất hiện sớm nhất gồm bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật. Tổn thương thần kinh ngoại biên thể hiện ở việc bệnh nhân giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân mà cụ thể là gây loét bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh nhân phải đoạt chi cao, thậm chí tử vong.
Ths.BS Hồ Khải Hoàn - Phó Trưởng khoa Đái tháo đường - BV Nội tiết TƯ cũng nói rõ: “Biến chứng phổ biến nhất là gây tắc mạch vành, mạch não gây đột quỵ, các bệnh tim mạch. Do phải dùng thuốc nhiều, cộng với các biến chứng, bệnh nhân có nguy cơ suy thận, gan cao”.
Xem thêm: Tàn phế, tử vong và những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Ở tổn thương thần kinh thực vật sẽ dẫn đến các biểu hiện loạn nhịp tim, da khô, tiêu chảy, táo bón, đại tiện không kiểm soát được, khô âm đạo ở nữ giới hay rối loạn cương dương ở nam giới...
Biến chứng của tiểu đường có thể gây tổn thương hàng triệu vi mạch tại thận dẫn đến suy giảm chức năng thận, tổn thương thận, suy thận.
Biến chứng tổn thương mắt do những mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị tắc nghẽn, vỡ trong lòng mắt dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Người bị tiểu đường thường xuyên thăm khắm mắt định kỳ, không nên chủ quan đợi các biểu hiện như mờ mắt, tầm nhìn giảm sút...mới đến bệnh viên. Biến chừng mắt tiểu đường có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù lòa.
Các bác sĩ cho biết, có một số biến chứng về mắt như bệnh tăng nhãn áp cấp tính ở bệnh nhân đái tháo đường mà không được điều trị trong vòng 72 giờ thì người bệnh có nguy cơ sẽ bị mù vĩnh viễn.
Nghiên cứu cho thấy, có đến 30-40% đã có biến chứng về mắt liên quan đến bệnh lý võng mạc đái tháo đường ở các mức độ khác nhau.
Nhiễm trùng cũng là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường. Người bệnh sẽ dễ mắc các bệnh về viêm lợi, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục, mụn nhọt... Biến chứng của tiểu đường thực sự rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn nếu kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu. Đặc biệt, những người mắc bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát các bệnh phối hợp và liên quan như lipit máu tốt, huyết áp tốt để phòng tránh biến chứng và nên đi khám định kỳ cũng như tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ.
Để phòng tránh các biến chứng mạn tính do tiểu đường gây ra, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, đồng thời thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện biến chứng. Một khi đã bị biến chứng tiểu đường, bệnh nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Đời sống và Pháp lý
Minh Ngọc