Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa hydrat carbon với dặc trưng đường máu tăng cao mạn tính do giảm bài tiết insulin hoặc giảm chức năng hoạt động của insulin hoặc cả hai.
Tiểu đường ở trẻ em liên quan đến yếu tố di truyền và viêm tự miễn tiểu đảo Langerhans và phụ thuộc insulin (tuýp 1).
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em thường phát triển nhanh chóng, trong khoảng thời gian tuần.
Khát: Khi cơ thể vật lộn để duy trì mức độ chất lỏng thích hợp, một đứa trẻ trở nên rất khát để ngăn ngừa mất nước.
Thường xuyên đi tiểu: Khi lượng glucose bắt đầu tích lũy, thận sẽ cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa bằng cách tăng tần số và thể tích đi tiểu. Một đứa trẻ sẽ phải đi tiểu thường xuyên, đôi khi cả ngày. Khi đó, thận hoạt động suốt đêm để loại bỏ sự tích tụ glucose.
Nhức đầu hoặc nhìn mờ: Khi lượng đường trong máu bắt đầu tăng cao, một số trẻ em gặp phải các cơn nhức đầu hoặc thị lực giảm rõ rệt.
Nếu không có đủ insulin để di chuyển đường vào các tế bào, cơ bắp và các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng. Điều này gây nên đói dữ dội. Mặc dù đã ăn, con của bạn có thể tiếp tục cảm thấy đói trong khi các tế bào cố gắng để có được nhiên liệu mà con cần để hoạt động.
Mệt mỏi: Vì các tế bào không thể tiếp cận các phân tử đường cần để cung cấp năng lượng cho cơ thể, con của bạn có thể cảm thấy mệt mỏi.
Sụt cân: Mặc dù ăn nhiều hơn bình thường nhưng con bạn có thể giảm cân - đôi khi rất nhanh. Nếu không có nguồn cung cấp năng lượng đường, các mô cơ chỉ đơn giản là giảm chất béo. Giảm cân không rõ nguyên nhân thường là triệu chứng đầu tiên được chú ý.
Nhiễm nấm âm đạo ở trẻ gái chưa đến tuổi dậy thì: Mặc dù có nhiều lý do để một bé gái chưa dậy thì bị nhiễm nấm nhưng cha mẹ nên biết rằng bệnh tiểu đường là một trong những khả năng gây ra bệnh này.
Tâm trạng thay đổi và khó chịu: Một nghiên cứu nhỏ năm 2007 của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ cho thấy trẻ em có khuynh hướng hành động nhiều hơn khi lượng đường trong máu tăng lên. Tương tự như vậy, trẻ cũng có những thay đổi về tâm trạng và sự khó chịu khi lượng đường trong máu thấp.
Mặc dù không có phương pháp chữa trị cho tiểu đường tuýp 1, dùng insulin hàng ngày thông qua tiêm hoặc truyền, thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng khỏe mạnh là những thành tố quan trọng để quản lý bệnh mãn tính lâu dài này.