Sự thật nhìn thấy rằng người trẻ tuổi ngày càng trưởng thành thì sức khỏe của người cao tuổi trong gia đình như cha mẹ, ông bà ngày một gặp nhiều vấn đề hơn. Để con cháu an tâm làm việc, để cha mẹ, ông bà an vui hưởng tuổi già thì cần phải có các cách chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đúng nhất.
Không phải tự dưng chúng ta cần quan tâm hơn đến sức khỏe của cha mẹ, ông bà. Thực tế, cuộc sống này rất bận rộn. Ai cũng có những nỗi lo và cuộc sống của riêng mình. Để quan tâm một ai đó toàn diện là điều rất khó.
Rõ ràng tốc độ trưởng thành của chúng ta có vẻ như đang chậm hơn đáng kể so với tốc độ già đi của cha mẹ, ông bà. Khi mỗi người trẻ trưởng thành, có sự nghiệp trong tay thành công thì lúc này cha mẹ, ông bà chúng ta ngày một già yếu hơn.
Chúng ta vẫn nghĩ rằng chúng ta có rất nhiều thời gian để lập nghiệp, để làm giàu và để báo hiếu. Nhưng rồi chỉ một phút chốc nào đó chúng ta lại cảm thấy thời gian vốn không chờ đợi chúng ta làm được những điều đó. Đặc biệt là báo hiếu, đến ngày có tiền tài trong tay thì sức khỏe ông bà đã xuống dốc trầm trọng. Sự tận tụy chăm sóc con, chăm sóc cháu của ông bà, cha mẹ mà khiến họ quên mất việc bản thân cũng cần được chăm sóc.
Những người làm cha, làm mẹ đều chấp nhận đời mình vất vả đề đời sau sống một cuộc sống sung túc, an nhàn hơn. Nhưng rồi sinh lão bệnh tử thì đâu có ai có thể trốn tránh được.
Sức khỏe cha mẹ, ông bà ngày một yếu hơn, dễ mắc bệnh hơn thì việc quan tâm chăm sóc sức khỏe của người già trong gia đình càng trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.
Đã đến lúc người trưởng thành không được vô tâm trước sức khỏe của người già trong gia đình mình. Ngoài chăm sóc, bảo vệ thì nên dành nhiều thời gian ở bên cạnh, giúp ông bà, cha mẹ có sức khỏe tinh thần tốt nhất.
Cũng đến lúc rồi người già như cha mẹ, ông bà cần tự biết cách chăm sóc cho bản thân. Cả một đời vất vả lo lắng cho con cháu, đừng quên việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe của bản thân mình để được sống vui, sống khỏe cùng con cháu thật lâu.
Đợt này dịch Covid-19 diễn ra, giãn cách xã hội lâu nên chẳng có thời gian về thăm ông bà ở quê. Mới mấy hôm vừa rồi về thăm ông bà mà chanh lòng quá. Tóc ông bạc đi nhiều, bà thì đi lại đã khó khăn hơn.
Ông bà ở quê vẫn có thói quen cất giữ đồ lại trong tủ rất lâu, đồ ăn hôm trước thì bỏ lại để ăn hôm sau. Dù đã tuổi già sức yếu nhưng vẫn không muốn nhờ cậy con cháu giúp đỡ, tự mình xách đồ, tự mình bê vác nặng. Không những thế, ông bà còn hay có thói quen chịu đau, không muốn con cháu lo lắng nên thường giấu đi bệnh của mình.
Điều này càng làm nghiêm trọng hơn các bệnh lý ở người cao tuổi. Bệnh nền, sức đề kháng yếu rồi các bệnh lặt vặt dễ xảy ra. Hơn nữa, sức khỏe người cao tuổi không còn tốt, việc mắc bệnh sẽ làm kéo dài thời gian trị bệnh diễn ra lâu khỏi hơn.
Mỗi người trẻ là con, là cháu có trách nhiệm và trở thành cầu nối để bảo vệ sức khỏe của ông bà, bố mẹ một cách tốt nhất.
Đừng quên dùng sự nhanh nhạy, hiểu biết của người trẻ để trở thành một nơi truyền tải thông tin về sức khỏe, cung cấp những kiến thức chính xác giúp ông bà bảo vệ sức khỏe của mình.
Với thông điệp như trên, chuyên đề đặc biệt mang tên "Sống khỏe - Quà tặng cháu con" do Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hợp tác với Công ty Truyền thông VCCorp và Mạng xã hội Lotus thực hiện đã ra đời.
Chuỗi hoạt động trọng điểm về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người cao tuổi kéo dài trong suốt 3 tháng từ tháng 10/2021 sẽ đem lại hiệu quả giúp cháu con chăm sóc sức khỏe cha mẹ, ông bà tốt nhất. Đồng thời những kiến thức sức khỏe bổ ích cũng giúp cha mẹ, ông bà tự chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn để con cháu an tâm làm việc.
Chuyên đề "Sống khỏe - Quà tặng cháu con" hy vọng sẽ đem lại nhiều kiến thức, truyền tải thông điệp ý nghĩa về việc con cháu không nên lơ là trước sức khỏe của cha mẹ, ông bà. Đồng thời cũng giúp cha mẹ, ông bà không lơ là trước sức khỏe của bản thân.
Với sự đa dạng về các hình thức và cách triển khai đồng loạt trên rất nhiều nền tảng, tất cả cùng hướng tới mục đích duy nhất giúp bảo vệ sức khỏe người cao tuổi để người cao tuổi tự tin, sống vui, sống khỏe và sống có ích cùng con cháu.