Ở thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (COVID-19) đang ở giai đoạn phức tạp, với số ca nhiễm đang tăng lên. Đất nước đang ở giai đoạn thử thách và cũng là giai đoạn vàng quyết định chiến thắng dịch bệnh. Vì thế mà Chính phủ, Bộ Y tế và các ban ngành liên quan khuyến cáo người dân nếu như không thật sự cần thiết phải ra ngoài thì tốt nhất là nên ở nhà để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo từ cộng đồng.
Cũng chính vì thế mà #teamởnhà đang đứng trước nguy cơ lên cân vù vù vì những cám dỗ từ vùng nhà bếp là rất cao, đặc biệt với những ai đang muốn giảm cân thì bị "lỡ dở".
Dưới đây là 3 thời điểm trong ngày dễ gây tăng cân nếu có muốn ăn thì cũng cần phải tránh:
Khoảng thời gian mà bạn ăn sáng lại là giai đoạn khiến bạn dễ tăng cân nhất. Tuy nhiênn nguyên nhân gây ra tăng cân ở thời điểm này lại không phải do đồ ăn sáng hay việc bạn ăn sáng quá nhiều, quá no mà là do thói quen không ăn sáng!
Ăn sáng đúng cách sẽ tốt cho cơ thể nhưng ăn sáng sai cách lại hoàn toàn ngược lại.
Sau khi thức dậy khoảng 1 tiếng, bạn nên bổ sung lại năng lượng cho cơ thể sau 1 đêm các cơ quan đã hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng bạn đưa vào trong ngày hôm trước. Dạ dày thì trống không và độ nhớt trong máu tương đối cao vì thế ăn sáng sẽ giúp bạn tăng cường sự hưng phấn của vỏ não và giúp bổ sung năng lượng cần thiết cho 1 ngày hoạt động của bạn đồng thời tăng cường nhu động ruột để bài thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Nhưng, việc ngủ nướng có thể khiến thói quen ăn sáng của bạn bị thay đổi, dẫn tới việc axit dạ dày bị tiết quá mức và nguy cơ bị sỏi thận, nguy cơ tích độc tố của cơ thể,... Từ đó dẫn tới tăng cân, thừa cân.
Nghĩa là thời gian khoảng 2 tiếng sau khi bạn kết thúc mỗi bữa ăn. Cụ thể thường là vào khoảng 10 giờ sáng và 15 giờ đối với buỏi chiều. Bạn có thường hay cảm thấy đói vào hai thời điểm này không?
Nếu như nuông chiều bản thân, ăn một chút đồ ăn vặt hay kẹo ngọt thì xin "chia buồn", đây là giai đoạn chúng dễ dễ hấp thụ chất béo nhất. Trong trường hợp đói và bạn muốn ăn gì đó thì hãy ưu tiên lựa chọn các loại bánh hay đồ ăn có chứa hàm lượng chất xơ cao và calo thấp để làm dịu cơn đói và chờ tới bữa chính.
Còn nếu như không đói lắm thì bạn nên uống nước để tạo cảm giác no bụng đồng thời tăng quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Nói cách khác là khoảng thời gian trước khi bạn chuẩn bị đi ngủ. Lúc này cơ thể bạn bắt đầu quá trình giải độc và bài thải độc tố nên việc ăn uống sẽ gây áp lực cho dạ dày và ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất.
Ăn đêm không chỉ gây tăng cân mà còn ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn, gây ra các chứng khó tiêu, viêm dạ dày mãn tính hay rối loạn tiêu hoá.
Để phòng tránh dịch bệnh viêm phổi cấp do COVID-19 gây ra, bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện khoa học, đồng thời hạn chế tiếp xúc xã hội và thực hiện theo các chỉ dẫn của Bộ Y tế khi phải ra ngoài như rửa tay thường xuyên hay đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người khác,...
Cập nhật các bài tập chống dịch hiệu quả trong mùa COVID-19 TẠI ĐÂY