Là hiện tượng protein tập trung thành đám trước võng mạc khiến thủy tinh thể bị mờ đục, ánh sáng bị tán xạ, tia sáng không thể lọt qua, dẫn đến võng mạc không thu nhận được hình ảnh, do đó thị lực bệnh nhân bị suy giảm dẫn đến mù lòa nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.
- Do tuổi già. Bệnh xảy ra do quá trình lão hóa. Ở tuổi 75 trở lên, có khoảng 70% người mắc phải căn bệnh này.
- Do rối loạn quá trình chuyển hóa các chất như nước, glucose, vitamin C…
- Do chấn thương ở mắt hoặc người bệnh mắc các bệnh về mắt như cận thị, glocom, bệnh võng mạc…
- Do cơ thể bị suy nhược, thiếu oxi, thiếu protein, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá…
- Đục thủy tinh thể ở người tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì,...
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, với xạ ion hóa được sử dụng trong chiếu chụp X -quang và xạ trị ung thư.
- Nhân tố di truyền, trong gia đình có người từng mắc bệnh này.
- Sử dụng các thuốc có chứa steroid trong một thời gian dài.
- Từng phẫu thuật mắt
- Thị lực giảm, nhìn mờ đi nhưng không có biểu hiện đau.
- Mắt bị lóa, nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt, thấy những quầng sáng xung quanh nguồn sáng.
- Khó nhìn vào ban đêm hoặc khi ở nơi râm mát, nơi không đủ ánh sáng.
- Nhìn một thành hai.
- Phải thay đổi kính mắt thường xuyên hơn.
Đục thủy tinh thể là bệnh có thể gặp nhiều ở những người không bị tiểu đường, nhất là ở những người cao tuổi. Tuy nhiên người bệnh đái tháo có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn 1,6 lần và đục thủy tinh thể xuất hiện ở lứa tuổi trẻ hơn. Đôi khi đục thủy tinh thể xuất hiện ở các bệnh nhân tiểu đường type 1 trẻ tuổi và tiến triển rất nhanh, thường là sau một giai đoạn kiểm soát đường máu kém, khiến lượng đường trong máu tăng cao kéo dài, gây tổn thương các mạch máu ở mắt...
Đục thủy tinh thể nặng sẽ ngăn cản ánh sáng đi qua thủy tinh thể, gây giảm thị lực, đồng thời cũng gây khó khăn cho việc khám và phát hiện bệnh võng mạc bởi rất khó có thể quan sát được đáy mắt. Bên cạnh đó, diễn tiến bệnh ở người bệnh tiểu đường cũng nhanh hơn rất nhiều so với người bình thường. Với người bình thường sau vài năm mắc bệnh thị lực mới suy giảm, nhưng với người bệnh tiểu đường, thị lực của người bệnh sẽ suy giảm nhanh chóng trong vòng vài tháng.
Đục thủy tinh thể ở người tiểu đường diễn tiến rất nhanh chứ không từ từ như đục thủy tinh thể do thoái hóa tế bào mắt ở tuổi già. Do đó, khi phát hiện bị tiểu đường, cần khám mắt định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời khi chưa có tổn thương trên thủy tinh thể, võng mạc và thần kinh.
Đồng thời, khi phát hiện ra các triệu chứng như nhìn mờ, khô, nhức mỏi mắt, đừng chủ quan mà nên đến khám tại các chuyên khoa mắt. Không ít trường hợp người bệnh chỉ phát hiện mình mắc tiểu đường khi các bác sỹ nhãn khoa tìm thấy những tổn thương nghiêm trọng ở mắt trong quá trình làm các xét nghiệm.
Điều trị bệnh đục thủy tinh thể do biến chứng tiểu đường rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bác sỹ ở cả hai chuyên khoa là nhãn khoa và nội tiết để chăm sóc, bảo vệ mắt kịp thời, đúng cách nhằm tránh suy giảm thị lực, mù lòa. Bên cạnh việc điều trị, cần chủ động tìm các phương pháp chăm sóc mắt từ bên trong để các biến chứng bệnh lý về mắt do tiểu đường không đến quá sớm làm mất đi thị lực.
Trường hợp bị đục thủy tinh thể nhẹ thì có thể chỉ cần đeo kính râm thường xuyên khi đi nắng là đủ, ngoài ra có thể nhỏ mắt các loại thuốc có tác dụng hạn chế tiến triển của đục thủy tinh thể như Catastat. Nếu đục thủy tinh thể nặng, có ảnh hưởng nhiều đến thị lực thì cần phải mổ thay thủy tinh thể. Lưu ý là ở một số bệnh nhân mổ thay thủy tinh thể không cải thiện được thị lực do bệnh nhân có đồng thời cả bệnh võng mạc nặng.
Để bệnh đục thủy tinh thể không nặng lên, bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát tốt và giữ chỉ số đường huyết ở mức ổn định để giảm thiểu các biến chứng của tiểu đường. Người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống, làm việc khoa học như: Không xem tivi, đọc sách quá lâu, nên ăn thức ăn giàu chất chống oxy hóa như vitamin E, C, beta – caroten, selenium… có trong các loại rau, củ, quả.