Hầu hết mọi người cuối cùng cũng phải trải qua bệnh đục thủy tinh thể, bởi nguyên nhân gây đục thủy tinh thể thường do sự lão hóa thủy tinh thể của mắt. Phần lớn, căn bệnh này sẽ tiến triển trong một thời gian khá dài, quá trình này diễn ra chậm đến mức bạn không nhận thấy sự thay đổi thị lực của bản thân mình.
Tuy nhiên, bệnh đục thủy tinh thể cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí ngay cả ở trẻ nhỏ, do bẩm sinh, thuốc men hoặc do một vài chấn thương. Dưới đây là những điều cần biết về nguyên nhân gây đục thủy tinh thể cũng như những gì có thể xảy đến với bản thân nếu căn bệnh này tiến triển nặng hơn.
Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở những người trên 55 tuổi. Chúng có thể làm cho tầm nhìn của người bệnh kém hơn, như thể họ đang nhìn qua một cửa sổ có sương mù. Đục thủy tinh thể có thể phát triển do quá trình lão hóa bình thường.
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ như tiểu đường và hút thuốc cũng có thể khiến bạn bị đục thủy tinh thể. Phương án điều trị căn bệnh này có thể bao gồm từ đeo kính đến phẫu thuật cắt bỏ đục thủy tinh thể.
Thủy tinh thể bao gồm ba lớp: lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong. Có ba loại đục thủy tinh thể khác nhau, được phân biệt bởi nguyên nhân gây đục thủy tinh thể:
Đây là loại đục thủy tinh thể phổ biến nhất và nguyên nhân gây ra liên quan đến tuổi tác, căn bệnh này gây ra hiện tượng vẩn đục màu vàng từ từ và làm cho nhân của thủy tinh thể dần cứng lại. Trong trường hợp này, tình trạng sẽ diễn ra từ từ. Khi bệnh đục thủy tinh thể xơ cứng phát triển, người bệnh có thể cải thiện thị lực gần trước khi thị lực suy giảm.
Đối với loại đục vỏ thủy tinh thể, bệnh tiểu đường chính là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên tình trạng này. Đục thủy tinh thể loại này thường xuất hiện dưới dạng đục trắng, đục ở vỏ.
Những vết đục thủy tinh thể ở trường hợp này thường giống như nan hoa bánh xe, nó hướng về phía trước và trung tâm của thủy tinh thể.
Những vết đục thủy tinh thể này hình thành ở mặt sau của thủy tinh thể và thường ảnh hưởng đến một mắt nhiều hơn mắt còn lại. Loại đục thủy tinh thể này gây ra hiện tượng nhạy cảm với ánh sáng, nhìn gần bị mờ, chói mắt và quầng sáng xung quanh đèn.
Loại đục thủy tinh thể này phổ biến hơn ở những người bị tiểu đường hoặc những người đã sử dụng steroid trong thời gian dài.
Bệnh đục thủy tinh thể có thể phát triển ở một hoặc cả hai bên mắt. Căn bệnh này thường không khiến người bệnh bị đau và cũng không gây ra bất kỳ thay đổi nào về ngoại hình của mắt.
Thị lực của người bệnh thường không bị ảnh hưởng khi bệnh đục thủy tinh thể còn nhẹ, nhưng chúng thường biến chuyển xấu đi theo thời gian và có thể gây suy giảm thị lực từ từ.
Các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể phổ biến nhất thường bao gồm:
- Nhìn mờ
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Nhìn thấy quầng sáng xuất hiện xung quanh bóng đèn
- Suy giảm thị lực khi nhìn vào ban đêm
- Nhìn màu kém hơn
- Nhìn đôi
- Phân biệt về độ sâu kém hơn
Thông thường, sự thay đổi thị lực của người mắc bệnh do đục thủy tinh thể là từ từ. Người bệnh có thể phải thường xuyên được kê đơn mới trong việc thay mắt kính, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh đục thủy tinh thể đang phát triển.
Hầu hết người lớn tuổi sẽ bị đục thủy tinh thể tùy theo mức độ, đây được xem là một phần của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, căn bệnh này có thể khiến người bệnh mất thị lực hoàn toàn.
Có khá nhiều nguyên nhân gây đục thủy tinh thể, trong đó giới chuyên môn phân chia ra nhiều nguyên do khác nhau dưới đây:
Đục thủy tinh thể liên quan đến thủy tinh thể ở mắt của con người, nơi này sẽ tập trung các tia sáng vào phía sau võng mạ. Ở người bình thường, ống kính sẽ rõ ràng cho phép các tia sáng đi qua dễ dàng mà không bị tán xạ. Thế nhưng, khi một số protein cấu tạo nên thủy tinh thể bị phá vỡ cấu trúc thì mọi thứ cũng thay đổi.
Và khi các protein này bị dính lại với nhau, chúng sẽ bắt đầu cản trở ánh sáng đi qua võng mạc. Nếu việc này chỉ mới xảy ra ở diện tích nhỏ, thị lực sẽ chưa bị ảnh hưởng. Thế nhưng theo thời gian, khu vực bị ảnh hưởng lớn dần lên sẽ khiến người bệnh khó nhìn hơn, nhìn mờ và màu sắc kém rực rỡ hơn.
Một số giả thuyết cho rằng, nguyên nhân gây đục thủy tinh thể có thể là do những tác động thông thường đối với mắt; bao gồm các yếu tố như ánh sáng mặt trời, do việc hút thuốc lá hoặc do việc không kiểm soát được lượng đường trong máu.
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể phổ biến cũng chia thành nhiều loại khác nhau:
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể do tuổi tác: Đây được xếp vào loại đục thủy tinh thể phổ biến nhất. Ở trường hợp này, nguyên nhân gây đục thủy tinh thể là do người bệnh già đi.
Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể trong trường hợp này là do các yếu tố bẩm sinh. Và bệnh có thể xuất hiện ngay khi em bé mới sinh hoặc muộn hơn trong những năm đầu đời.
Đục thủy tinh thể do chấn thương: Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể trường hợp do chấn thương có thể ập đến bất cứ khi nào trong đời. Căn bệnh này có thể xảy ra khi bạn chịu một cú va đập vào mắt.
Đục thủy tinh thể thứ phát: Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể thứ phát thường do người bệnh sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như dùng steroid.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, di truyền học cũng có thể đóng một vai trò nào trong những nguyên nhân gây đục thủy tinh thể. Tỷ lệ bệnh đục thủy tinh thể do di truyền hiện nay chiếm từ 8,3% đến 25% các trường hợp đục thủy tinh thể.
Có một số quan điểm cho rằng, việc xác định cần thu thập các gen liên quan và cả mức độ thiệt hại do các đột biến gây ra. Đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể do đột biến gen cản trở nghiêm trọng đến protein cấu tạo nên thủy tinh thể.
Đặc biệt đối với bệnh đục thủy tinh thể do tuổi tác, bệnh sẽ không phát triển trước khi người bệnh ở độ tuổi 50, do đó rất có thể gen di truyền cũng chỉ là một yếu tố.
Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể có thể có một sự kết nối với bệnh tim mạch. Một số người cho rằng, các loại thuốc statin được sử dụng để ngăn ngừa bệnh động mạch vành cũng có thể giúp kéo dài sự tiến triển của bệnh đục thủy tinh thể.
Một nghiên cứu vào tháng 2/2012, do Donald S. Fong, MD, MPH dẫn đầu, cho thấy rằng ở những bệnh nhân tuổi từ 50 đến 64, statin giúp dập tắt bệnh đục thủy tinh thể khi sử dụng đủ lâu. Nhưng đối với những người bệnh lớn tuổi hơn, khi bệnh đục thủy tinh thể đã bắt đầu phát triển, statin không giúp ích được gì.
Một số giả thuyết cho rằng đặc tính chống oxy hóa của statin có thể có tác dụng bảo vệ đối với bệnh thủy tinh thể.
Một nghiên cứu vào tháng 7/2016 đã chỉ ra sự liên quan ở đây. Các nhà nghiên cứu cho rằng, mối liên hệ giữa bệnh đục thủy tinh thể với bệnh tim mạch liên quan đến chứng viêm; các hợp chất có hại hình thành sau khi tiếp xúc với đường hoặc tiếp xúc với quá nhiều gốc tự do chứa oxy.
Một số yếu tố như di truyền nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, nhưng trong cuộc sống cũng có những điều giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể.
Và điều bạn cần làm đó chính là giữ cho các yếu tố xung quanh môi trường không gây ảnh hưởng đến các protein của thủy tinh thể. Các bước đơn giản bạn có thể thử thực hiện bao gồm:
- Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp bằng cách đeo kính mắt chống tia UVA/UVB hoặc đội mũ có vành rộng.
- Bỏ thuốc lá
- Kiểm soát các tình trạng mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh.
Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số bài kiểm tra thị lực và khám mắt toàn diện để giúp chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể.
Các xét nghiệm người bệnh có thể cần thực hiện nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân của mình có khả năng bị đục thủy tinh thể bao gồm:
Kiểm tra thị lực: Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ thực hiện đo độ sắc nét của thị lực bằng cách cho người bệnh đọc các chữ cái trên bảng từ xa; kiểm tra từng mắt riêng biệt.
Kiểm tra độ nhạy tương phản của mắt: Đây được xem là một đánh giá về khả năng phát hiện độ tương phản trực quan của mắt người bệnh, và độ nhạy này có thể bị thay đổi do ánh sáng chói gây ra do mắc bệnh đục thủy tinh thể.
Khám mắt bằng đèn khe: Khám bằng đèn khe sẽ sử dụng ánh sáng và kính hiển vi để kiểm tra chi tiết cấu trúc của mắt người bệnh. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đặt cằm lên một bệ cố định. Tiếp theo, một ánh sáng sẽ được chiếu thẳng vào mắt của người bệnh.
Bằng việc nhìn qua đèn khe, đặc biệt khi đồng tử giãn ra sau khi dùng thuốc nhỏ mắt, bác sĩ có thể xác định được bệnh đục thủy tinh thể và phát hiện ra các vấn đề về mắt khác.
Kiểm tra võng mạc mắt: Bằng cách sử dụng kính soi đáy mắt, bác sĩ có thể kiểm tra chi tiết bên trong mắt người bệnh. Quá trình này thường được sử dụng để kiểm tra sức khỏe dây thần kinh thị giác và võng mạc, nhưng thủy tinh thể cũng có thể được xác định.
Thực hiện đo áp suất: Kiểm tra này sẽ thực hiện đo áp suất bên trong mắt của người bệnh. Bác sĩ thường sử dụng một đầu dò nhỏ đặt trực tiếp lên mắt hoặc thử độ phồng không khí. Mặc dù kiểm tra này không chuyên dùng cho việc đánh giá bệnh đục thủy tinh thể, nhưng nó cũng góp phần chẩn đoán bệnh.
Khi bạn bị mất thị lực và đục thủy tinh thể, điều quan trọng cần biết là bạn cũng có thể mắc các bệnh lý khác góp phần gây mất thị lực ngoài bệnh đục thủy tinh thể.
Bệnh đục thủy tinh thể khi mới ảnh hưởng ở khu vực nhỏ và không gây ảnh hưởng đến thể lực thường không cần phải điều trị. Hoặc bác sĩ cũng có thể kê đơn kính đeo mắt, sử dụng nước mắt nhân tạo, dùng thấu kính nhuộm màu để giúp người bệnh giảm độ chói.
Phẫu thuật là cách duy nhất để chữa bệnh đục thủy tinh thể, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng cần thực hiện phẫu thuật ngay sau khi chẩn đoán bệnh. Rất nhiều người sống với bệnh đục thủy tinh thể nhẹ trong nhiều năm.
Tuy nhiên, nếu bệnh đục thủy tinh thể gây ảnh hưởng đến thị lực đáng kể thì việc kéo dài thời gian phẫu thuật sẽ gây bất lợi. Bởi đục thủy tinh thể nặng dễ gặp biến chứng trong quá trình phẫu thuật hơn.
Dưới đây là các phương pháp điều trị bệnh đục thủy tinh thể:
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc nhỏ mắt nhân tạo. Tuy chúng không phải là phương pháp điều trị triệt để bệnh đục thủy tinh thể, nhưng chúng có thể giúp làm giảm đi các triệu chứng. Hãy trao đổi với bác sĩ nhãn khoa để được kê toa phù hợp.
Phẫu thuật đục thủy tinh thể là quá trình loại bỏ đi thủy tinh thể bị đục và thay vào đó là thủy tinh thể nhân tạo hay còn được biết là biện pháp mổ đục thủy tinh thể.
Thông thường, việc phẫu thuật sẽ thực hiện trên từng mắt một. Điều này sẽ giúp giảm thiểu đi các biến chứng do phẫu thuật gây ra.
Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể cũng không phải là đại phẫu mà bạn cần phải nhập viện; bệnh nhân có thể về trong ngày. Và có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau tùy thuộc vào kích thước và vị trí đục thủy tinh thể của bạn.
Hiện nay, không có loại thuốc hoặc liệu pháp cụ thể nào được sử dụng để ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số "chiến lược" để làm giảm nguy cơ mắc bệnh như sau:
- Hãy thực hiện kiểm soát bệnh tiểu đường nếu có, dừng hút thuốc và đeo kính râm để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh đục thủy tinh thể; hoặc làm chậm hơn sự tiến triển của căn bệnh này.
- Ăn uống một theo một chế độ giàu chất chống oxy hóa và omega 3 để phòng ngừa nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
- Cuối cùng, nếu cảm thấy thị lực của mắt kém hơn, hãy đi khám mắt tổng quát để xác định rõ nguyên nhân. Bất cứ vấn đề nào của mắt cũng sẽ dễ điều trị và ngăn nó phát triển nếu được phát hiện sớm.
Nguồn tham khảo:
1. https://www.verywellhealth.com/what-are-cataracts-3422067
2. https://www.verywellhealth.com/cataracts-causes-5114600