Làn sóng viêm đường hô hấp do Covid-19 gây ra có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của chúng ta, trong đó có cả việc đưa trẻ đi tiêm phòng mùa dịch. Rất nhiều cha mẹ băn khoăn trong việc có nên đưa con tới nơi đông người như trung tâm tiêm chủng hay không?
Tuy nhiên thì thực tế bạn vẫn có thể đưa con đi tiêm chủng mùa dịch nếu như có các biện pháp bảo vệ đúng cách và những lưu ý khác. Điều này cũng quan trọng đối với những trẻ đang theo phác đồ tiêm chủng không trì hoãn được thời gian.
Điều đầu tiên cha mẹ cần lưu ý trước khi cho trẻ đi tiêm phòng mùa dịch chính là kiểm tra thân nhiệt của bé và kiểm tra thân nhiệt của người đưa bé đi tiêm.
Trong trường hợp một trong hai hoặc cả hai bị sốt thì nên ở nhà và theo dõi thêm theo các hướng dẫn của Bộ y tế. Bạn có thể liên hệ với các hotline hỗ trợ để được theo dõi thêm nếu như vừa đi từ vùng dịch về hay tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về, người nghi nhiễm hay đã dương tính và Covid-19.
Nếu thân nhiệt bình thường, cha mẹ cần chuẩn bị những đồ "bảo hộ" cần thiết cho trẻ khi tới những nơi đông người như trung tâm tiêm chủng chẳng hạn như mũ chống giọt bắn, khẩu trang, quần áo bảo hộ (nếu cần),...
Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng mùa dịch bằng các phương tiện riêng, thay vì di chuyển bằng các phương tiện công cộng. Ngoài ra, nếu có thể hãy thử đặt lịch để tới tiêm chủng không bị đông người.
Về vấn đề tiêm phòng mùa dịch của trẻ mùa dịch, bác sĩ chuyên khoa nhi Nguyễn Trọng An, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng cho biết:
- Điều đầu tiên là các bậc cha mẹ không nên qua lo lắng và khi đưa con đi tiêm cần chuẩn bị theo đúng hướng dẫn phòng tránh Covid-19 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc phòng này thì phụ huynh cũng cần hết sức lưu ý vì trẻ còn nhỏ nên dễ che chắn còn người lớn thì khó hơn.
- Có thể sử dụng các nón, mũ che giọt bắn khi di chuyển hoặc ngồi chờ tiêm và đeo khẩu trang. Nhưng lưu ý là cha mẹ nên chọn khẩu trang loại dùng cho trẻ, loại mỏng vừa phải. Nguyên nhân là phổi của trẻ còn yếu nên dễ gây khó thở nếu gặp môi trường kín khí.
- Rửa tay bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với các bề mặt khi đi đường hay tới tiêm chủng.
Ông An cho biết thêm, ngoài người nhà thì nhân viên y tế cũng cần chấp hành nghiêm túc các quy định liên quan tới an toàn trong mùa dịch.
Sau khi tiêm phòng mùa dịch trở về thì cha mẹ cũng cần theo dõi sức khoẻ của trẻ bên cạnh việc theo dõi sau tiêm 30 phút ở cơ sở tiêm chủng. Lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ tắm trong vòng 24 giờ sau khi tiêm xong. Ngoài ra cần quan sát vết tiêm của trẻ, nếu như vết tiêm có dấu hiệu sưng to thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Sau khi tiêm, tuỳ trẻ và mũi tiêm và trẻ có thể bị sốt. Cha mẹ nên bình tĩnh, cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, nếu trẻ không có dấu hiệu hạ sốt thì cần tới cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức.
Cuối cùng, để an tâm khi đưa trẻ tiêm phòng mùa dịch, cha mẹ nên cập nhật các thông tin đầy đủ trên các kênh chính thống của Bộ Y tế, tránh bị hoang mang mà không đưa trẻ đi tiêm đúng lịch và gây ra nhiều hệ quả không mong muốn.