Dù được ưa chuộng vào mùa hè nhưng những người dưới đây tuyệt đối không nên ăn thịt vịt

Dù được ưa chuộng vào mùa hè nhưng những người dưới đây tuyệt đối không nên ăn thịt vịt
Người có hệ miễn dịch, tuần hoàn kém hay đang bị ho, vừa phẫu thuật xong,... đều không nên ăn thịt vịt nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khoẻ và quá trình điều trị.

Theo Đông y, thịt vịt là loại thịt có tính ngọt, vị hơi mặn, mang tính hàn cao nên có tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng và giải độc. Thịt vịt có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như luộc, hấp, quay, chiên, nộm, nấu canh măng,... Tuy có công dụng tốt và được ưa chuộng vào mùa hè nhưng có một số người không nên ăn thịt vịt vì sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ.

1. Ai không nên ăn thịt vịt?

Theo bác sĩ Hoàng Xuân Đại - nguyên bác sĩ công tác tại Bộ Y tế cho biết, khi gặp phải các tình trạng sức khỏe dưới đây bạn không nên ăn vịt:

Người mới phẫu thuật xong

Do bản chất của thịt vịt mang vị hàn (tính lạnh) nên người vừa phẫu thuật xong không nên ăn thịt vịt vì có thể khiến cho miệng vết mổ bị sưng tấy, khó lành hơn hoặc nặng hơn là bị sưng mủ ở vết thương.

Dù được ưa chuộng vào mùa hè nhưng những người dưới đây tuyệt đối không nên ăn thịt vịt - Ảnh 2.

Người mới phẫu thuật xong không nên ăn thịt vịt (Ảnh: Internet)

Người có hệ tuần hoàn kém trong thời gian dài

Hệ tuần hoàn kém khiến các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị suy giảm chức năng như thận, hệ thống tiêu hóa hay hệ miễn dịch,... vì thế mà tính hàn trong thịt vịt không phù hợp với thể trạng của họ.

Nếu ăn nhiều có thể khiến cơ thể dễ dàng bị nhiễm lạnh hơn bình thường.

Người đang bị ho

Người đang bị ho cũng không nên ăn thịt vịt. Khi ăn thịt vịt, vị tanh đi vào cổ gây ra kích ứng khiến các cơn ho tăng lên. Do vậy khi bị ho bạn nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Ngoài thịt vịt thì những thực phẩm có vị tanh cũng nên hạn chế sử dụng.

Dù được ưa chuộng vào mùa hè nhưng những người dưới đây tuyệt đối không nên ăn thịt vịt - Ảnh 3.

Thịt vịt có thể khiến cơn ho trầm trọng hơn (Ảnh: Internet)

Người có thể chất hàn (lạnh)

Như đã nói ở trên, thịt vịt có vị lạnh nên với những người vốn dĩ có thể tạng lạnh đều không nên ăn thịt vịt. Khi ăn sẽ rất dễ bị lạnh bụng khiến bạn bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, đau bụng hay chán ăn hoặc các biểu hiện tiêu hóa bất lợi khác.

Dù được ưa chuộng vào mùa hè nhưng những người dưới đây tuyệt đối không nên ăn thịt vịt - Ảnh 4.

Rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra khi người có thể trạng hàn ăn thịt vịt (Ảnh: Internet)

Người bị máu nhiễm mỡ

Trong thịt vịt mặc dù có chứa rất nhiều protein hay các vitamin và khoáng chất khác như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic,... nhưng vẫn còn có mỡ, đặc biệt là vùng có nhiều da như đùi, cánh,... Vì thế mà người đang bị máu nhiễm mỡ không nên ăn thịt vịt, tránh khiến bệnh trầm trọng hơn.

2. Những lưu ý khi ăn thịt vịt

Khi ăn thịt vịt ngoài những lưu ý đối với nhóm không nên ăn kể trên thì bạn cũng cần lưu ý tới những vấn đề sau:

- Không nên ăn thịt vịt chung với thịt ba ba do trong thịt ba ba có chứa rất nhiều các hoạt chất sinh học gây phá hủy các protein mà thịt vịt cung cấp cho cơ thể, từ đó giảm đi giá trị dinh dưỡng ban đầu

- Không nên ăn trứng vịt cùng với dâu hoặc mận do tính hàn trong vịt kết hợp với tính nóng trong dâu, mận,... có thể gây ra nóng ruột

Dù được ưa chuộng vào mùa hè nhưng những người dưới đây tuyệt đối không nên ăn thịt vịt - Ảnh 5.

Mận có tính nóng, nếu ăn cùng thịt vịt dễ gây nóng ruột (Ảnh: Internet)

- Không nên ăn nhiều mỡ ở da vịt do chúng là các chất béo bão hoà, rất nhiều cholesterol. Bạn chỉ nên ăn phần ngực và chia thành các phần nhỏ.

- Không nên ăn thịt vịt cùng với thịt thỏ, không nên ăn cùng hạt óc chó, cùng mộc nhỏ, cùng hồ đào hay với tỏi hoặc kiều mạch.

Nhìn chung, mặc dù thịt vịt rất tốt cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao, hỗ trợ hiệu quả trong điều trị của người đang bị bệnh phổi, bệnh tim mạch hay đang bị chán ăn, suy nhược,... nhưng những nhóm người không nên ăn thịt vịt kể trên cần phải chú ý để không ảnh hưởng tới quá trình điều trị cũng như khiến bệnh trầm trọng hơn.


Tác giả: Anh Dũng