Dự báo 2 ngày tới tia cực tím từ Trung Bộ trở vào Nam Bộ ở mức rất nguy hại, cần phải làm gì?

Dự báo 2 ngày tới tia cực tím từ Trung Bộ trở vào Nam Bộ ở mức rất nguy hại, cần phải làm gì?
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 3 ngày (10-12/5), các tỉnh, thành phố Bắc Bộ có chỉ số tia cực tím cực đại ở mức nguy cơ gây hại cao (ngày 10/5), sau tăng lên nguy cơ gây hại rất cao (ngày 11-12/5).

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 3 ngày (10-12/5), các tỉnh, thành phố Bắc Bộ có chỉ số tia cực tím cực đại ở mức nguy cơ gây hại cao (ngày 10/5), sau tăng lên nguy cơ gây hại rất cao (ngày 11-12/5).

Ngày 9/5, trên số liệu của TTXVN thì chỉ số tia cực tím tại thành phố Cần Thơ thấp nhất cả nước khi mức cao nhất chỉ đạt 7.2 lúc 10 giờ, tại Hà Nội ở mức 8.2-8.7 và gây hại cao nhất trong thời gian ngắn 11-13 giờ. Bức xạ tia cực tím ở các thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau (tỉnh Cà Mau) cũng gây hại rất cao lúc 11-13 giờ.

Chỉ số tia cực tím ở các thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đạt mức 7.6-9.5, thành phố Hải Phòng từ 7.7-9.5, thành phố Đà Nẵng đạt mức 7.8-9.7, Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) đạt mức 7.8-9.6, Hội An (tỉnh Quảng Nam) đạt mức 7.8-9.6 và cùng gây hại rất cao từ 10-13 giờ.

1. Tia cực tím ở mức độ nào là nguy hiểm?

Tia cực tím hay còn gọi là tia tử ngoại là tia do mặt trời phát ra có tia có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng nhìn thấy được và dài hơn so với tia X, bước sóng của tia UV từ 10nm đến 380nm.

Theo thang bảng đo chỉ số tia cực tím, từ 6-7 là mức cao, từ 8-10 là mức rất cao, trên 10.5 là mức đặc biệt cao (có thể xuyên qua mây và các loại cửa kính, gây bỏng trong thời gian 25 phút), còn từ 11 trở lên là mức cực kỳ cao, rất nguy hiểm.

Dự báo 2 ngày tới tia cực tím từ Trung Bộ trở vào Nam Bộ ở mức rất nguy hại, cần phải làm gì? - Ảnh 2.

Tia cực tím hay còn gọi là tia tử ngoại là tia do mặt trời phát ra có tia có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng nhìn thấy được (Ảnh: Internet)

Vậy tia cực tím nguy hiểm như thế nào?

Tia cực tím có nguy hiểm không, nguy hiểm như thế nào là vấn đề được các chuyên gia da liễu lưu ý rất nhiều, nhất là thời điểm nắng nóng của mùa hè. Dưới đây là một số tác động của tia cực tím tới sức khỏe con người mà bạn cần lưu ý:

- Cháy nắng, say nắng

Tác hại phổ biến nhất của tia cực tím chính là gây cháy nắng tạm thời. Nếu tiếp xúc với tia cực tím ở thời điểm nắng nóng đỉnh điểm có thể gây ra say nắng hay say nóng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về Cách phân biệt say nắng và đột quỵ vào mùa nắng nóng để có thể hiểu rõ hơn.

- Nguy cơ ung thư da do tia cực tím

Theo nhiều nghiên cứu thì phơi nhiễm tia cực tím không an toàn là một trong những lý do hàng đầu gây ra ung thư da. Với loại ung thư da lành tính thì ít có nguy cơ tử vong hơn. Tuy nhiên, những hệ lụy mà ung thư da để lại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như những biến dạng trên da và lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể.

Dự báo 2 ngày tới tia cực tím từ Trung Bộ trở vào Nam Bộ ở mức rất nguy hại, cần phải làm gì? - Ảnh 3.

Theo nhiều nghiên cứu thì phơi nhiễm tia cực tím không an toàn là một trong những lý do hàng đầu gây ra ung thư da (Ảnh: Internet)

Đối với ung thư da thể ác tính thì phơi nhiễm tia cực tím và từng có tiền sử bị cháy nắng thời thơ ấu chính là yếu tố nguy cơ phổ biến gây bệnh. Ngoài ra, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư da ác tính còn do di truyền hay hệ miễn dịch bị suy giảm.

Ngoài ra còn có ung thư da tế bào đấy và ung thư biểu mô tế bào vảy. Trong đó ung thư tế bào đáy là loại ung thư da phổ biến thường gặp nhất ở nhiều vùng da khác nhau.

- Thúc đẩy tốc độ lão hóa

Một tác hại của tia cực tím nữa chính là thúc đẩy tốc độ lão hóa da sớm hơn. Biểu hiện là trên da xuất hiện các vết nám, thâm, tàn nhang hay đồi mồi.

Các chuyên gia giải thích rằng, mặc dù lão hóa da là một quy luật tự nhiên nhưng thực tế theo thống kê có khoảng 90% người bị lão hóa sớm là do tác hại của tia cực tím.

- Gây ra các tổn thương cho mắt

Các bệnh về mắt do tia cực tím gây ra đang gia tăng. Tùy thuộc và mức độ tiếp xúc và thời gian tiếp xúc mà các tổn thương ở mắt có những phân loại khác nhau. Chẳng hạn như bỏng mắt, đục thủy tinh thể,... hay nặng hơn là ung thư mi, ung thư biểu mô tế bào dẫn tới mù lòa khi tiếp xúc trong thời gian dài.

Dự báo 2 ngày tới tia cực tím từ Trung Bộ trở vào Nam Bộ ở mức rất nguy hại, cần phải làm gì? - Ảnh 4.

Tùy thuộc và mức độ tiếp xúc và thời gian tiếp xúc mà các tổn thương ở mắt có những phân loại khác nhau (Ảnh: Internet)

- Suy giảm sức đề kháng

Hệ miễn dịch của bạn có thể bị ảnh hưởng nếu như tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím. Nguyên nhân được giải thích là do làn da của bạn có cơ chế kích hoạt phòng vệ để chống lại những tác nhân gây hại từ bên ngoài. Một khi tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài, làn da không thể bảo vệ được bạn khỏi các tác nhân gây hại thì hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm.

2. Cần làm gì để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của tia cực tím trong hè này?

- Hạn chế ra ngoài khi không cần thiết

Khi nắng nóng và mức độ cảnh báo tia cực tím ở mức hại và rất nguy hại, tốt nhất người dân nên hạn chế ra đường, có thể dựa vào quy tắc quan sát bóng.

- Trang bị chống nắng

Bên cạnh đó, luôn trang bị cho bản thân các trang phục chống nắng, có tác dụng chống tia UV và bôi kem chống nắng khi ra đường. Đặc biệt ưu tiên những loại kem chống nắng có chỉ số chống lại tia UVB, UVA cao (nên từ 30 trở lên).

Lưu ý với người ở ngoài trời trong thời gian dài, nên bôi lại kem chống nắng khoảng 2 tiếng một lần. Đồng thời lựa chọn kem chống nắng phù hợp với loại da của bạn để không gây các kích ứng cho da hay mất thẩm mỹ.

Kính râm khi đi nắng cũng rất quan trọng. Muốn mua kính râm bảo vệ mắt cần quan sát nhãn dán hoặc các chứng nhận chỉ ra rằng loại kính bạn lựa chọn mua có thể ngăn chặn từ 90 đến 100% tia UV gây ảnh hưởng đến mắt.

Về quần áo chống nắng, cần đảm bảo đủ độ dày, sáng màu để hạn chế hấp thụ ánh nắng. Ngoài ra thì nên chọn quần áo chống nắng rộng rãi để hạn chế tiếp xúc da.

- Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp

Uống đủ nước, ăn hoa quả trái cây tươi và nhiều rau xanh giúp củng cố và tăng cường hệ miễn dịch.


Tác giả: Kim Phụng