Tắm như thế nào để không bị đột quỵ: 6 nguyên tắc sống còn để bảo vệ tính mạng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nhi - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E
Tắm như thế nào để không bị đột quỵ: 6 nguyên tắc sống còn để bảo vệ tính mạng
Từ câu chuyện những người nổi tiếng cho đến các bạn trẻ đột tử vì tắm đêm đã cho chúng ta thấy rằng việc tắm không đúng cách sẽ khiến bạn mất mạng bất cứ lúc nào. Do vậy để bảo vệ tính mạng của mình, hãy nhớ 6 nguyên tắc khi tắm dưới đây

1. Không tắm khi sức khoẻ yếu

Tắm khi sức khỏe yếu là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bị đột quỵ khi tắm. Nếu bạn sốt cao lên đến 39 - 40 độ thì việc đi tắm lúc này là một hành động vô cùng nguy hiểm. Thông thường, người ốm thì cơ thể nóng và nhớp nháp hơn nên chỉ muốn đi tắm cho sảng khoái tinh thần. 

Tuy nhiên, chính lúc này thì cơ thể của bạn lại đang ở trong thể trạng rất yếu, việc cố tình đi tắm sẽ chỉ khiến sức khoẻ càng yếu hơn, nhất là với những người có thói quen tắm bằng nước lạnh. Mặc dù, tắm bằng nước mát lạnh thì cơ thể sẽ khoẻ mạnh hơn, nhưng đó là khi cơ thể bạn hoàn toàn bình thường và không mắc bệnh gì. Do đó, bạn nhớ lưu ý khi sức khoẻ của mình đang yếu thì tuyệt đối không nên đi tắm mà chỉ nên lau người sạch bằng khăn bông dấp nước thôi nhé.

2. Không tắm ngay sau khi tập luyện

Bạn sẽ dễ bị đột quỵ khi tắm sau lúc tập luyện. Lúc bạn vừa tập luyện xong thì cơ thể sẽ toát ra rất nhiều mồ hôi và bạn chỉ muốn chui ngay vào nhà tắm để thư giãn dưới dòng nước mát lạnh. Thế nhưng, điều này vô tình gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, đặc biệt là vùng tim và não. Nó có thể kéo theo các triệu chứng như đau tim, thiếu máu lên não, choáng váng, ngất xỉu... Vậy nên, sau khi tập luyện thì bạn nên ngồi nghỉ khoảng 30 - 45 phút rồi mới đi tắm sẽ là thời điểm thích hợp hơn.

3. Không tắm khi huyết áp thấp

Những người có tiền sử mắc bệnh về huyết áp càng nên cẩn trọng khi nhịp huyết áp tăng giảm đột ngột. Bởi lúc tắm thì mạch máu của bạn sẽ bị co giãn, người huyết áp thấp mà đi tắm lúc này sẽ rất dễ rơi vào tình trạng thiếu máu não và nguy cơ bị đột quỵ khi tắm là điều có thể xảy ra sau đó.

4. Không tắm sau khi uống rượu bia

Uống rượu gây ra tác hại lớn đến sức khoẻ của gan và còn ngăn cản quá trình giải phóng glycogen trong gan. Do đó, nếu bạn tắm ngay sau khi uống rượu thì có nguy cơ cao bị hạ đường huyết, hôn mê sâu... trường hợp nhẹ hơn sẽ gây chóng mặt, hoa mắt, chân tay bủn rủn...

5. Không tắm lúc đói và ngay sau khi ăn no

Đột quỵ khi tắm là hiện tượng thường gặp khi bạn tắm lúc đói hoặc sau khi ăn no. Khi bạn vừa ăn no xong mà đi tắm ngay thì có thể làm các mạch máu bị giãn ra, lượng máu bị giảm xuống và gây ảnh hưởng đến việc tiêu hoá và hấp thụ. Đó là lý do vì sao khi mắc phải thói quen này, nhiều người thường cảm thấy dạ dày khó chịu hơn sau khi tắm xong.

Còn đối với những người đi tắm khi bụng đang trống rỗng thì nguy cơ bị hạ đường huyết hay đột quỵ là điều rất dễ xảy ra.

6. Hạn chế tắm vào buổi đêm

Đột quỵ khi tắm đêm, rất nhiều trường hợp mắc phải và hậu quả là nhiều người đã tử vong. Tuy nhiên không có chứng minh nào cho rằng, tắm đêm gây ra đột quỵ. Tắm đêm chỉ gây ra đột quỵ khi cơ thể tiếp xúc với nước quá đột ngột, tắm trong không gian có gió lạnh, gió độc, nhiễm sương, sau khi tắm không lau khô người,...

Những lưu ý khi tắm để tránh nguy cơ đột quỵ: 

Trình tự tắm gội chuẩn như sau: Rửa mặt, tắm toàn thân và gội đầu. Nếu là mùa đông thì có thể dùng nước ấm dội vào bàn chân trước để cơ thể thích nghi nhanh với nhiệt độ môi trường.

Không nên gội đầu xong mới tắm vì khi đó khiến các mạch máu trên đầu khó lưu thông vì sự chênh lệnh nhiệt độ đột ngột, có thể gây choáng váng. TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN DỘI NƯỚC TRỰC TIẾP TỪ ĐỈNH ĐẦU, bạn nên rửa tay chân cho cơ thể dần quen với nhiệt độ của nước sau đó mới từ từ xả nước toàn bộ cơ thể. 


Tác giả: MN