Đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có ảnh hưởng tới tính mạng không? Nguy cơ tử vong là bao nhiêu?

Đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có ảnh hưởng tới tính mạng không? Nguy cơ tử vong là bao nhiêu?
Đợt cấp phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng các triệu chứng xấu đi đột ngột và nghiêm trọng. Bạn có thể cảm thấy ho nhiều đờm, khò khè, khó thở,... Vậy các triệu chứng của đợt cấp COPD có ảnh hưởng tới tính mạng không? Nguy cơ tử vong là bao nhiêu?

1. Đợt cấp COPD có ảnh hưởng tới tính mạng không?

Câu trả lời cho câu hỏi "đợt cấp COPD có ảnh hưởng tới tính mạng không?" là "Có!". Biểu hiện lâm sàng của đợt cấp COPD rất khác nhau, bao gồm từ triệu chứng xấu đi đột ngột, kém đáp ứng với điều trị thông thường, đến các biến cố đe dọa tính mạng.

1.1. Đợt cấp COPD gây tử vong như thế nào?

Nguyên nhân gây tử vong chính của đợt cấp COPD là do suy hô hấp nặng dẫn đến tình trạng ngừng thở cấp tính. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Trong đợt cấp COPD, sức cản đường thở đột ngột tăng lên do phế quản bị co thắt, phù nề niêm mạc và do đờm nhầy làm tắc nghẽn đường thở. Điều này giới hạn lưu lượng khí mà phổi thở ra và hít vào. Hơn nữa, trong đợt cấp, bệnh nhân có xu hướng áp dụng kiểu thở nông nhanh làm hạn chế hơn nữa thời gian trống phổi dẫn đến suy hô hấp. Suy hô hấp cấp gây ra bởi đợt cấp COPD được đặc trưng bởi tình trạng giảm oxy máu ngày càng trầm trọng. Nó cũng thường biểu hiện bởi mức độ giữ carbon dioxide và tăng acid máu.

Ngoài ra đợt cấp COPD có ảnh hưởng tới tính mạng không còn liên quan đến việc cơn bùng phát đó làm ảnh hưởng đến tim như thế nào. Thông thường, ở những bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính thì lưu lượng máu bị hạn chế, tĩnh mạnh giảm tải. Điều này làm tăng các biến chứng như suy tim mạn và bệnh mạch vành. Khi đợt cấp COPD bùng phát, nguy cơ suy tim càng cao, có thể dẫn đến tử vong.

đợt cấp COPD có ảnh hưởng tới tính mạng không

Đợt cấp COPD có ảnh hưởng tới tính mạng không? (Ảnh: Internet)

1.2. Dấu hiệu nào giúp xác định đợt cấp COPD có ảnh hưởng tới tính mạng không?

Đợt cấp COPD rõ ràng có liên quan đến tình trạng sức khỏe kém và có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn nặng. Ở những bệnh nhân nhẹ hơn, đợt cấp COPD có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nó gây hạn chế vận động kéo dài, từ đó làm đảo ngược những lợi ích khó có được của các chương trình tập luyện.

Một phần rất quan trọng để xác định xem đợt cấp COPD có ảnh hưởng tới tính mạng không này quan sát các triệu chứng. Nếu gặp phải các triệu chứng nguy hiểm dưới đây, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức:

- Thở nông, không thể hít thở sâu, phải nghiêng người về phía trước khi ngồi để dễ thở. Thậm chí bệnh nhân đang phải sử dụng các cơ xung quanh xương sườn để thở.

- Không thể nói chuyện, khó nói thành câu hoàn chỉnh.

- Buồn ngủ, bối rối, lơ mơ.

- Sốt cao.

- Ho ra chất nhầy màu đen.

- Môi, đầu ngón tay hoặc da xung quanh móng tay có màu xanh lam..

- Đau tức ngực.

2. Cần làm gì khi có dấu hiệu bùng phát đợt cấp COPD để giảm thiểu nguy cơ tử vong?

Các triệu chứng của đợt cấp COPD khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc đợt cấp COPD có ảnh hưởng tới tính mạng không còn phụ thuộc khá nhiều vào quá trình xử lý khi bệnh nhân có dấu hiệu bùng phát đầu tiên. 

>> Xem thêm: Cách giảm cơn khó thở khi bị COPD

Xử lý càng nhanh chóng và chính xác thì bệnh nhân càng an toàn. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bùng phát đợt cấp COPD, bệnh nhân cần:

- Cố gắng giữ bình tĩnh, không hoảng loạn. Việc lo lắng thái quá đợt cấp COPD có ảnh hưởng tới tính mạng không sẽ khiến bạn lúng túng, chậm trễ xử lý khiến cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

- Áp dụng cách thở mím môi để tiết kiệm năng lượng, làm chậm nhịp thở và giúp bạn bình tĩnh hơn.

đợt cấp COPD có ảnh hưởng tới tính mạng không

Kỹ thuật thở mím môi: Hít vào bằng mũi và đếm đến 2 -> Mím môi như đang thổi nến, từ từ thở ra từ môi và đếm đến 4. (Ảnh: Internet)

- Sử dụng thuốc dành cho đợt cấp COPD theo chỉ dẫn mà bạn đã được bác sĩ tư vấn trước đó. Chúng có thể bao gồm thuốc hít tác dụng nhanh, steroid hoặc thuốc kháng sinh đường uống, thuốc chống lo âu hoặc thuốc hít qua máy phun sương.

- Sử dụng bình thở oxy tại nhà nếu hô hấp quá khó khăn.

- Nếu gặp các triệu chứng nguy hiểm, triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 48 giờ, hoặc các triệu chứng tiếp tục tồi tệ hơn, hãy gọi cho bác sĩ của bạn hoặc đến bệnh viện.

Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2104611/


Tác giả: Mai Nhung