Đồng hồ, trang sức cũng có thể là những nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc

Đồng hồ, trang sức cũng có thể là những nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu thường gặp nhất. Bệnh có thể trở thành mạn tính nếu như điều trị sai cách. Vậy những nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc thường gặp là gì và làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này?

Theo thống kê, có tới gần 5.4% dân số thế giới mắc bệnh viêm da tiếp xúc. Đây là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Việc xác định những nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc phòng tránh căn bệnh này. Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu thường gặp nhất. 

Bệnh có chung những dấu hiệu như nổi mẩn ngứa, xung huyết ở da, ngứa ngáy khó chịu, mụn nước… Tuy nhiên, ở mỗi loại lại có những biểu hiện khác nhau. Viêm da tiếp xúc gồm 3 dạng: viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích thích, viêm da tiếp xúc do côn trùng.

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc phổ biến

Nhìn chung, những nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc thường gặp đều được nhóm chung thành một số nhóm nhất định:

Các chất kiềm, axit, chất tẩy rửa, chất bảo quản, chất khử mùi… hay gây viêm da tiếp xúc kích ứng. Những người thường xuyên phải tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất, bột giặt nên chú ý bảo hộ da tay để tránh viêm da và một số bệnh khác, trong đó có ung thư da.

Đồng hồ, trang sức cũng có thể là những nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc - Ảnh 2.

Thường xuyên phải tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất, bột giặt nên chú ý bảo hộ da tay để tránh viêm da. (Ảnh: Internet)

- Kiềm: Có trong xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa. Chất kiềm có khả năng xuyên thấm và phá huỷ sâu do làm tan chất sừng. Viêm da bàn tay ở các bà nội trợ, công nhân nhà máy xà phòng hay do chất kiềm gây ra.

- Axit: Axit sulfuric, axit nitric, axit oxalic, axit chloric... gây viêm da tiếp xúc nghề nghiệp

- Kim loại: Đồng, thủy ngân, nickel, bạc, kẽm… viêm da tiếp xúc dị ứng do kim loại hay gặp nhất là do nickel có ở đồ bằng kim loại như: Dây đeo đồng hồ, cúc, khóa móc quần, thắt lưng…Vì vậy, hãy cẩn thận khi đeo trang sức.

- Các chất khác: Bromine, chlorine, iodine, bụi kẽm, bụi vôi, bụi gỗ, bụi thuốc lá, potassium dichlomate trong thuộc da, xi măng… Các dung môi hoà tan chất dầu, dầu bôi trơn, dầu cắt công nghiệp… Dung môi bay hơi gây viêm da tiếp xúc ở mũi, miệng, mặt, vùng da hở.

- Hương liệu, chất bảo quản có trong mỹ phẩm:

+ P-phenylenediamine trong chất nhuộm tóc

+ Formaldehyde trong nhựa dán

+ Carbamix, thiramix, mercaptomix trong cao su tổng hợp.

- Thuốc bôi; hoá chất trừ sâu; nhựa cây; hoa, phấn hoa; quần áo…

Một số hoạt chất gây viêm da tiếp xúc do làm tăng nhạy cảm của da khi có sự tác động của ánh sáng mặt trời như Sulfonamide, Phenothiazine, Paraaminobenzoic axit, oxybenzone, 6-methyl coumarine.

Đồng hồ, trang sức cũng có thể là những nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc - Ảnh 3.

Đeo đồng hồ, trang sức cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc. (Ảnh: Internet)

2. Phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc

Để phòng tránh viêm da tiếp xúc, bạn nên nắm rõ những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc từ đó hạn chế hoặc loại bỏ các chất tiếp xúc gây bệnh đã biết.

Ngoài ra, bạn nên chú ý hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa, tránh tắm rửa quá mức để giữ lớp dầu và lớp sừng bảo vệ tự nhiên của da. Khi hàng rào này bị bào mòn, cơ địa rất dễ bị dị ứng và dễ bị tổn thương.

- Dùng kem bảo vệ thích hợp trong các môi trường làm việc có tác nhân dễ gây viêm da tiếp xúc.

- Dùng kem dưỡng ẩm, kem bôi tay để chống khô nứt, tránh sự xâm nhập của các chất kích ứng. - - Kem dưỡng ẩm nên sử dụng loại có chứa vitamin hoặc chiết xuất từ thực vật.

- Dùng găng thích hợp khi làm việc trong môi trường có chất kích ứng để không cho hóa chất hay dung môi xuyên thấm vào da.

Đồng hồ, trang sức cũng có thể là những nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc - Ảnh 4.

Nên dùng găng tay khi làm việc trong môi trường có chất kích ứng để không cho hóa chất hay dung môi xuyên thấm vào da. (Ảnh: Internet)

Những người có cơ địa dễ kích ứng không nên chọn những nghề nghiệp phải tiếp xúc nhiều với chất hóa học, kim loại và khói bụi... Nếu dùng mỹ phẩm hoặc nước hoa, bột giặt, bạn nên thử nghiệm một liều lượng nhỏ ở bàn tay để xem phản ứng của da với các chất hóa học này.

3. Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

Điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả nhất là xác định được các nguyên nhân gây bệnh. Việc nhận diện chính xác tác nhân gây viêm da có thể giúp bạn phòng tránh, loại bỏ chất dư thừa trên da bằng cách rửa nước hoặc dùng các chất trung hòa, nhất là trường hợp viêm da tiếp xúc kích ứng do các hóa chất mạnh.

Đắp dung dịch Jarish, nước muối sinh lý, nước thuốc tím loãng, nước lá khế vô khuẩn đối với trường hợp có tiết dịch, sưng nề nhiều. Thuốc bôi như Hồ nước, hồ Tetrapred, hoặc các loại kem có corticoid như: hydrocortisol, eumovate, locatop, beprosone, temprosone....

Nếu sử dụng các biện pháp điều trị bên trên không hiệu quả, bạn nên đi khám chữa để bệnh không tiến triển thành mãn tính hoặc biến chứng, ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe sau này.

Tác giả: Thanh Thanh