Xuất hiện đốm đỏ trên vòm miệng có thể khiến nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này thường vô hại và tự biến mất, nhưng có thể gây khó chịu cho người bệnh. Dưới đây là 7 nguyên nhân gây ra tình trạng đốm đỏ trên vòm miệng.
Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến cổ họng và amidan. Một nhóm vi khuẩn có tên Streptococcus là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng này.
Những đốm nhỏ, màu đỏ xuất hiện trên vòm miệng được được gọi là đốm xuất huyết, đây là một triệu chứng phổ biến của viêm họng liên cầu khuẩn.
Ngoài những đốm nhỏ trên vòm họng, các triệu chứng khác của viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm: sốt, đau khi nuốt, amidan đỏ và sưng, sưng hạch bạch huyết ở cổ.
Viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn gây ra nên kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị. Ngoài sử dụng thuốc, một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn như:
- Uống nhiều nước và ưu tiên uống nước ấm
- Nghỉ ngơi
- Sử dụng mật ong, pha 1 đến 2 muỗng mật ong nguyên chất với nước ấm. Lưu ý, không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong vì có thể gây ngộ độc.
- Súc miệng bằng nước muối hoặc dầu dừa
- Sử dụng tinh dầu khuếch tán trong không khí
- Ưu tiên những món ăn lỏng như cháo, nước hầm xương,...
Đọc thêm:
- Tự nhiên miệng bị ngứa là bệnh gì? Miệng ngứa nổi mụn có nguy hiểm không?
- 12 thực phẩm có thể gây ngứa vòm miệng
Một trong những lý do phổ biến gây ra đốm đỏ và đau trên vòm miệng là do chấn thương bất ngờ như vết cắt hoặc vết bỏng. Điều này có thể xảy ra bạn ăn uống đồ ăn quá nóng hoặc khi cắn hoặc nhai thức ăn, răng giả không vừa miệng, trám răng không đều hoặc mão răng hoặc cầu răng bị gãy, nhạy cảm hoặc phản ứng dị ứng với một số thành phần trong kem đánh răng hoặc nước súc miệng.
Tình trạng sẽ thường tự biến mất và không nguy hiểm. Bạn chỉ cần chú trọng không tác động vào vết thương - chẳng hạn như dùng lưỡi đẩy vào, ưu tiên đồ ăn nguội và lỏng, không nên ăn thực phẩm cay nóng. Nếu vết thương gây khó chịu và ảnh hưởng đến việc ăn uống, bạn có thể đến bác sĩ để tìm biện pháp cải thiện nhanh chóng.
Nấm miệng thường do nấm Candida gây ra. Candida tồn tại trong hầu hết đường tiêu hóa hoặc trên da của mọi người, nhưng trong một số điều kiện nhất định, nấm sẽ nhân lên và gây nhiễm trùng. Nấm miệng thường phổ biến ở trẻ sơ sinh hơn người lớn.
Triệu chứng phổ biến của nấm miệng là xuất hiện mảng trắng hoặc đỏ ở má trong, lưỡi, vòm miệng và cổ họng. Các đốm đỏ thường có cảm giác đau. Ngoài ra, người bị nấm miệng còn cảm thấy mất vị giác, cảm giác bông trong miệng, đau khi ăn và nuốt.
Nấm miệng đôi khi có thể tự khỏi nhưng còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, nấm miệng được điều trị bằng thuốc chống nấm. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc cho bạn ngậm trong 7-14 ngày.
Ngoài sử dụng thuốc, một số biện pháp tại nhà có thể giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng hơn:
- Súc miệng bằng 1/2 thìa muối hòa tan trong cốc nước ấm.
- Súc miệng 1/2 muỗng cà phê baking soda hòa tan trong một cốc nước ấm.
- Hãy thử thực phẩm và đồ uống có "vi khuẩn tốt" (men vi sinh), như sữa chua, kombucha hoặc kefir, để khôi phục lại sự cân bằng của men trong miệng.
- Súc miệng bằng 1 thìa giấm táo pha với một cốc nước rồi nhổ ra.
- Nếu bạn đeo răng giả, hãy khử trùng chúng theo khuyến nghị của nha sĩ.
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ tưa miệng cho con thường xuyên. Khử trùng núm vú giả, vòng ngậm mọc răng, núm vú bình sữa, miếng hút sữa và bất kỳ vật dụng nào khác mà trẻ cho vào miệng.
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi, mặc dù trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể nhiễm virus nhưng ít hơn.
Bệnh tay chân miệng có thể gây ra các đốm đỏ trong miệng, đốm này có thể phồng rộp và có thể gây đau. Ngoài ra, các triệu chứng khác của tay chân miệng bao gồm: sốt từ 1-2 ngày, gây phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở đầu gối, khuỷu tay và bộ phận sinh dục.
Không có thuốc điều trị tay chân miệng, các biện pháp điều trị tập trung vào việc làm giảm triệu chứng, chẳng hạn như dùng thuốc hạ sốt, sử dụng thuốc xịt miệng hoặc súc miệng để giảm đau,...
Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, cha mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ nuốt, giàu vitamin C, protein, kẽm, vitamin A. Tránh ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ ăn cứng.
Mụn rộp miệng là một bệnh nhiễm trùng do virus herpes simplex gây ra. Loại virus này gây ra các vết loét đau đớn trên môi, nướu, lưỡi, vòm miệng và bên trong má. Nướu răng có thể sưng nhẹ, đỏ và có thể chảy máu. Bệnh nhiễm trùng này cũng có thể gây ra các triệu chứng như sốt và đau cơ.
Phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Vết loét nhiệt miệng là những vết loét nhỏ phát triển trên vòm miệng hoặc bên trong miệng. Các vết loét nhiệt miệng trông giống như vết loét với tâm màu xám, vàng hoặc trắng và viền phẳng, màu đỏ. Nhiệt miệng bắt đầu bằng một đốm đỏ hoặc vết sưng và có xu hướng tăng kích thước sau vài ngày.
Không giống như vết loét do mụn rộp miệng gây ra, vết loét nhiệt miệng không lây nhiễm và lành sau 7–10 ngày. Trong thời gian này, mọi người có thể giảm bớt sự khó chịu bằng cách sử dụng các loại kem bôi, gel và nước súc miệng kháng khuẩn không kê đơn.
Hồng ban là tình trạng vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền ung thư. Khi gặp tình trạng này, người bệnh sẽ thấy xuất hiện một mảng hoặc đốm màu đỏ thường thấy trên sàn hoặc một bên miệng, tổn thương nổi lên hoặc phẳng và trông mịn như nhung hoặc có dạng hạt. Các vết thương chảy máu khi bạn cạo chúng. Người bệnh cảm thấy vị kim loại trong miệng.
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng nghi bệnh hồng ban, bạn nên đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
Trên đây là 7 nguyên nhân gây ra các đốm đỏ trên vòm miệng, trong đó bao gồm cả những tình trạng vô hại đến mức độ nghiêm trọng như ung thư. Tuy nhiên, đốm đỏ trên vòm miệng hầu hết là không nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng này kéo dài trên 2 tuần thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám.
Nguồn tham khảo: What causes red spots on the roof of the mouth?