Đối tượng nào nên và không nên tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19?

Đối tượng nào nên và không nên tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19?
Dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới với các biến chứng y tế nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Do đó, việc tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 là điều cần thiết.

Đến nay, dịch Covid-19 số người mắc bệnh đã trên 114 triệu ca, số ca tử vong tới trên 2,53 triệu ca. Bản chất vốn không thể biết được bệnh Covid-19 gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh. Tuy nhiên, nếu nhiễm bệnh Covid-19 thì bạn có thể lây bệnh cho gia đình, bạn bè và cả những người xung quanh.

Điều này cho biết rằng, tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 vô cùng cần thiết đối với mọi người. Tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 đem lại hiệu quả giúp bảo vệ bạn và những người xung quanh khỏi Covid-19 một cách an toàn hơn. Đặc biệt là đối với những người có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng do Covid-19 gây ra.

1. Người bị dị ứng có thể tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 hay không?

Thực tế, đối với người bị dị ứng, có 2 ngoại lệ gây ra ảnh hưởng và quyết định tới việc người bị dị ứng có thể tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 hay không như sau:

Người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng như gây ra sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vaccine Covid-19 thì không nên tiêm vaccine.

Những người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng là phản vệ đối với bất kỳ loại vaccine hoặc thuốc tiêm vị trí như tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch não nên tham khảo ý kiến nhà cung cấp dịch vụ y tế của họ để đánh giá nguy cơ trước khi nhận vaccine Covid-19.

Những người khác khi có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thực phẩm hay thuốc uống, cao su, vật nuôi, côn trùng và các tác nhân gây ra từ môi trường có thể tiêm phòng.

Đối với người dị ứng nghiêm trọng cần thời gian để theo dõi 30 phút sau khi tiêm chủng, những người khác chỉ cần theo dõi khoảng 15 phút sau khi tiêm chủng vaccine. Các cơ sở tiêm chủng có sẵn các quy trình an toàn để đáp ứng bất kỳ phản ứng bất lợi nào.

Đối tượng nào nên và không nên tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19? - Ảnh 2.

Tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 đem lại hiệu quả giúp bảo vệ bạn và những người xung quanh khỏi Covid-19 một cách an toàn hơn - Ảnh Internet

2. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú có nên tiêm phòng Covid-19 không?

Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo rằng không nên sử dụng và thực hiện tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 đối với những người đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Ngoài ra, cúng có một số dữ liệu hạn chế về tính an toàn của vaccine Covid-19 đối với những phụ nữ đang mang thai. Đặc biệt, phụ nữ mang thai còn có nhiều nguy cơ bị bệnh nặng do Covid-19 và có thể có nguy cơ dẫn đến kết quả thai kỳ bất lợi.

Do đó, nếu bạn đang mang thai và công việc của bạn khiến bạn có nguy cơ cao bị nhiễm Covid-19 thì nên chuẩn bị vào thảo luận về các lợi ích cũng như rủi ro của vaccine đối với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.

Dù hiện tại không có dữ liệu về tính an toàn của tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 ở người đang cho con bú hay tác dụng của vaccine mRNA đối với trẻ bú sữa mẹ. Tuy nhiên, được biết vaccine mRNA không được cho là có nguy cơ đối với trẻ bú sữa mẹ. Mặc dù vẫn chưa có dữ liệu chính xác nhưng các kháng thể của mẹ sau khi được truyền sang trẻ sơ sinh qua sữa mẹ cũng có thể cung cấp sự bảo vệ như đã thấy đối với các kháng thể chống lại virus khác. Nên trước khi quyết định tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và quyết định thận trọng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết: Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nhóm người nào không nên tiêm vaccine COVID-19?

3. Thuốc chủng ngừa có hiệu quả ở những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế không?

Theo các dữ liệu hiệu quả và độ an toàn cụ thể vẫn chưa có sẵn cho những người bị ức chế miễn dịch do thuốc hoặc mắc bệnh mãn tính. Vì vậy, người có tình trạng tự miễn dịch hoặc suy giảm miễn dịch không loại trừ khỏi việc chủng ngừa. Những người được chủng ngừa cần được tư vấn về khả năng giảm đáp ứng miễn dịch và cần tuân theo các hướng dẫn hiện hành để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Đối tượng nào nên và không nên tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19? - Ảnh 3.

Cân nhắc giữa lợi ích và các rủi ro có thể xảy ra trước khi quyết định tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 - Ảnh Internet

Ngoài ra, nếu người bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh tự miễn dịch thì bạn và bác sĩ có thể cùng nhau quyết định bằng cách cân nhắc giữa lợi ích và các rủi ro có thể xảy ra.

4. Trẻ em có được chủng ngừa COVID-19 không?

Trẻ em có được tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 hay không thì câu trả lời là chưa. Hiện nay, không có vaccine nào có thể được tiêm rộng rãi cho trẻ em cho đến khi nó được thử nghiệm ở trẻ.

Trong khi đó, các vaccine mRNA COVID-19 hiện tại chưa được nghiên cứu hoặc chấp thuận ở trẻ em dưới 16 tuổi. Thuốc chủng ngừa mRNA Pfizer cũng chỉ được phép sử dụng cho những người từ 16 tuổi trở lên. Thuốc chủng ngừa mRNA Moderna được phép sử dụng cho những người từ 18 tuổi trở lên.

5. Có nên chủng ngừa COVID-19 ngay cả khi đã tiêm COVID-19 không?

Mức độ các kháng thể phát triển có thể đáp ứng với nhiễm Covid-19 và có khả năng bảo vệ vẫn đang được nghiên cứu. Trong khi đó, các kháng thể này có khả năng bảo vệ thì không biết được mức độ kháng thể nào là cần thiết đem lại hiệu quả chống lại sự tái nhiễm.

Đối tượng nào nên và không nên tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19? - Ảnh 4.

Tiêm chủng ngừa Covid-19 là điều cần thiết - Ảnh Internet

Vì thế, ngay cả những người trước đó đã có Covid-19 thì cũng có thể và nên tiêm chủng ngừa Covid-19.

6. Mắc bệnh Covid-19 có thể chủng ngừa được không?

Được chẩn đoán mắc bệnh Covid-19, bạn có thể chủng ngừa được không thì câu trả lời là có. Bạn có thể tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 đối với liều số 1 và bạn có thể được chủng ngừa 4 tuần sau khi bắt đầu các triệu chứng hoặc thực hiện xét nghiệm dương tính tùy theo điều kiện nào sớm hơn.

Trong khi đó, đối với liều số 2 thì bạn có thể được chủng ngừa sau khi hoàn thành thời gian cách ly. Thời gian cách ly kéo dài trong 10 ngày và cộng với 24 giờ không sốt và khi các triệu chứng được cải thiện.

Nguồn tham khảo: https://yalehealth.yale.edu/yale-covid-19-vaccine-program/who-should-and-shouldnt-get-covid-19-vaccine


Tác giả: Nắng Mai