Khoa học đã chứng minh, bất cứ ai cũng có khả năng mắc bệnh xơ gan. Trong đó, không phải ai cũng có khả năng tìm được nguyên nhân gây bệnh. Số lượng này hiện đang chiếm tỷ lệ rất cao trong các nghiên cứu gần đây.
Dẫu vậy, bệnh xơ gan cũng có thể có các đặc trưng cơ bản. Nhóm người có tỷ lệ mắc bệnh xơ gan cao nhất cũng nằm trong nhóm các thông tin có thể kiểm soát được gồm: bệnh nhân nhiễm viêm gan virus, bệnh nhân béo phì và tiểu đường, người nghiện rượu nặng, người nghiện thuốc lá.
Virus, vi khuẩn là mối đe dọa chính các bệnh về gan hiện nay (Ảnh: Cpcs.vn)
Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan ở Việt Nam hiện ở mức khá cao. Chỉ tính riêng tỷ lệ người nhiễm virus viêm gan B đã chiếm 10 – 20% dân số. Khoảng 20% bệnh nhân đó lại có tỷ lệ mắc bệnh xơ gan trong vòng 20 năm nếu không thực hiện các biện pháp điều trị.
Tình trạng ở viêm gan C cũng tương tự như vậy. Biến chứng xơ gan luôn chực trờ các bệnh nhân nếu không chữa trị kịp thời. Nguy hiểm hơn, bệnh nhân còn có thể bị ung thư gan nếu không có các biện pháp ngăn ngừa viêm gan sau 8 – 10 năm.
Tỷ lệ béo phì, tiểu đường trong xã hội hiện đại rất cao (Ảnh: Thanh Niên)
Béo phì và tiểu đường là hai nguyên nhân chính thường xuyên ảnh hưởng tới các bệnh về gan. Béo phì bám vào gan quá nhiều lâu ngày gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ chính là tiền đề để các bệnh khác như viêm gan, xơ gan và ung thư gan có cơ hội nảy nở trong cơ thể.
Với những người vướng phải căn bệnh tiểu đường cũng luôn phải đề phòng sức khỏe bản thân vì tỷ lệ mắc bệnh xơ gan không hề thấp. Các thống kê cho thấy, nguy cơ mắc ung thư gan của bệnh nhân tiểu đường thường cao gấp 3 lần so với những người không mắc bệnh.
Rượu bia nhiều làm tỷ lệ mắc bệnh xơ gan tăng nhanh chóng (Ảnh: Vicare)
Sử dụng rượu bia nhiều tạo áp lực lên quá trình hoạt động của gan. Sau một thời gian hoạt động nhiều, gan trở nên quá tải và hoạt động suy yếu. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu xơ gan. Nhiều người không tin dấu hiệu này ảnh hưởng tới sức khỏe nên chữa trị không triệt để, để bệnh tiến tới tình trạng mãn tính.
Ngoài xơ gan, những người nghiện rượu bia cũng thường có khả năng cao mắc ung thư gan. Hoặc nếu không, tuổi thọ cũng suy giảm, ngắn hơn người bình thường.
Hút thuốc lá là tác nhân gây bệnh của nhiều bộ hận khác nhau (Ảnh: Benhvienk.com)
Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe con người. Thuốc lá gây ảnh hưởng xấu tới nhiều cơ quan con người và gan cũng không ngoại lệ.
Hút thuốc lá đẩy mạnh tỷ lệ mắc bệnh xơ gan của người hút, có thể tiến tới biến chứng ung thư gan. Mức độ nghiện càng cao, thời gian hút càng lâu thì tỷ lệ mắc ung thư gan lại tăng theo.
Tiếp xúc với chất độc thường xuyên khiến gan bị nhiễm độc (Ảnh: Hagiangtv.vn)
Nếu thường xuyên tiếp xúc chất độc với gan mà không có sự phòng bị, tỷ lệ mắc bệnh xơ gan cũng rất cao. Các chất độc với gan có thể nằm trong rất nhiều sản phẩm thường ngày và hay được dùng như thuốc. Các loại thuốc như clopromazin (chữa bệnh tâm thần), INH, oxyphenisatin (chữa táo bón), rifampicin (chữa lao),…không có tác động tốt với gan.
Môi trường ô nhiễm, các chất độc hại, thực phẩm nhiễm độc,…cũng ảnh hưởng xấu tới hoạt động của gan. Những người thường tiếp xúc với những nhân tố này thường rất dễ bị xơ gan.
Bên cạnh đó, các bệnh nhân mắc bệnh đường mật (tắc mật, sỏi mật, nhiễm ký sinh trùng,…) cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ bị xơ gan.
Trên đây là những đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh xơ gan cao nhât hiện nay. Khi triệu chứng xơ gan xuất hiện, có nghĩa gan của bạn đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Tình hình khó mà hồi phục lại như ban đầu. Vậy nên, để sức khỏe không bị ảnh hưởng, mọi người nên chủ động phòng tránh bệnh bằng các biện pháp:
- Tiêm phòng vắc xin phòng ngừa các virus viêm gan cho trẻ em và người lướn chưa bệnh.
- Ăn chín uống nước sôi và hạn chế ăn đồ sống.
- Hạn chế dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Chăm chỉ rèn luyện thân thể.
- Cẩn thận khi dùng thuốc có khả năng gây hại cho gan.
- Chú ý khám sức khỏe định kỳ.
- Điều trị kịp thời và triệt để bệnh đường mật.
- Chú trọng phát hiện triệu chứng và điều trị hiệu quả các bệnh viêm gan cấp, mãn tính,…
Hy vọng tỷ lệ mắc bệnh xơ gan của bạn sẽ không cao sau khi đọc bài viết này! Chúc bạn mạnh khỏe!