Đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng có thể bạn chưa biết

Đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng có thể bạn chưa biết
Việc hiểu rõ những đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng sẽ giúp mọi người chủ động phòng tránh lây nhiễm, giảm thiểu tối đa nguy cơ bùng phát dịch.

Bệnh tay chân miệng là là một bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như những đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng.

Tay chân miệng lây từ người sang người. Các con đường lây nhiễm có thể qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng. Những đồ dùng này bị nhiễm virus từ dịch tiết mũi họng, các chất tiết từ mụn nước bị vỡ của người bệnh.

1. Diễn biến bệnh tay chân miệng hiện nay

Tay chân miệng là một bệnh hiện đang rất phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO. Cứ mỗi vài năm lại bùng phát thành các đợt dịch lớn ở nhiều khu vực khác nhau. Trong đó, các quốc gia châu Á có số ca mắc bệnh tăng nhanh có thể kể đến như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan...

Đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng có thể bạn chưa biết - Ảnh 2.

Số ca mắc bệnh tay chân miệng càng ngày càng gia tăng ở các nước Châu Á, đặc biệt là Việt Nam (Ảnh: Internet)

Ở Việt Nam, số ca mắc bệnh tay chân miệng càng ngày càng gia tăng. Bệnh có xu hướng tăng mạnh trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.

Khả năng lây lan của tay chân miệng mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi bệnh nhân phát bệnh và có khả năng kéo dài vài tuần.

2. Đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng

Tuy rằng tay chân miệng là căn bệnh phổ biến, bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể nhiễm bệnh. Vẫn có những đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng cần được đặc biệt lưu ý như:

- Trẻ em dưới 10 tuổi, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh. Tuổi càng nhỏ thì các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng.

- Những người chưa từng mắc bệnh và thường xuyên phải tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm virus do người bệnh chạm vào.

- Người có sức đề kháng kém và miễn dịch suy giảm. Đôi khi vẫn có những trường hợp người lớn đã miễn dịch vẫn mắc bệnh.

- Phụ nữ mang thai có khả năng lây nhiễm cao. Một khi mắc bệnh, mẹ bầu có thể truyền virus sang cho bé ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh.

Phụ nữ có thai là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

Phụ nữ có thai là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)

Một điều đáng lưu ý là mỗi người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần. Điều này là do tay chân miệng được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ có thể tạo ra kháng thể với một loại virus nhất định. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại do nhiễm loại virus khác thuộc nhóm Enterovirus.

Thực hiện phòng ngừa bệnh tay chân miệng:

Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả. Do đó, mỗi người cần thực hiện triệt để nghiêm túc các biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng. Trong đó cần ghi nhớ một số điều sau:

- Thường xuyên rửa tay chân bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là trước và sau khi ăn hay sau đi vệ sinh.

- Hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh. Cần đeo khẩu trang khi ho, hắt hơi hoặc khi tới nơi đông người.

- Cần vệ sinh sạch các vật dụng như đồ chơi, tay nắm cửa, thanh vịn, lan can sàn nhà thường xuyên. Lau sàn nhà bằng nước lau sàn.

- Khi có dịch, những đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị kịp thời. Tránh lây bệnh cho người khác và bùng phát thành dịch.

Đặc biệt, chủ động tìm hiểu những đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng đem lại hiệu quả phòng ngừa bệnh và chuẩn bị đối phó với bệnh tốt hơn.


Tác giả: Anh Dũng