Đối phó với tác dụng phụ sau điều trị ung thư lưỡi

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Đối phó với tác dụng phụ sau điều trị ung thư lưỡi
Sau quá trình điều trị ung thư lưỡi kéo dài, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số phương pháp làm giảm tác dụng phụ sau điều trị ung thư lưỡi.

1. Kiểm soát chảy máu

Trong và sau quá tình phẫu thuật điều trị ung thư lưỡi, bệnh nhân có thể đối mặt với tình trạng chảy máu. Hơn nữa sau quá trình hóa trị, lượng tiểu cầu trong máu giảm thấp gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu tự nhiên. 

Có thể làm giảm tình trạng này bằng cách:

- Sử dụng thuốc đông máu

- Sử dụng băng dán hoặc các phương pháp cầm máu tại chỗ

- Rửa các vết thương trong miệng bằng hỗn hợp nước muối và hydro peroxide 3%. (Hỗn hợp nên có lượng nước muối gấp 2 hoặc 3 lần so với hydro peroxide.). Hỗn hợp này giúp làm sạch vết thương trong miệng. Rửa sạch cẩn thận để cục máu đông không bị xáo trộn.

2. Chăm sóc răng miệng sau điều trị ung thư lưỡi

Sau quá trình điều trị ung thư lưỡi bằng phương pháp hóa trị và xạ trị, khiến hệ thống miễn dịch suy giảm (số lượng bạch cầu giảm thấp), làm mất cân bằng hệ thống vi khuẩn trong khoang miệng. Điều này, khiến bệnh nhân dễ nhiễm trùng khoang miệng, tăng nguy cơ viêm nướu và sâu răng. Để hạn chế điều này sau điều trị ung thư lưỡi cần chú ý những điểm sau:

- Làm sạch răng miệng ít nhất 4 lần một ngày

- Đánh răng với kem đánh răng có fluoride

- Sử dụng gel fluoride mỗi ngày một lần khi đi ngủ, sau khi làm sạch răng

- Rửa 4 đến 6 lần một ngày với hỗn hợp muối và baking soda (trộn muỗng cà phê muối và ½ muỗng cà phê baking soda trong 1 cốc nước ấm).

- Tránh thực phẩm và chất lỏng có nhiều đường trong đó

- Uống nước thường xuyên để giảm khô miệng.

3. Chế độ ăn uống

Bệnh nhân sau điều trị ung thư lưỡi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao . Do ung thư, chế độ ăn uống kém trước khi chẩn đoán và các biến chứng do phẫu thuật, xạ trị và hóa trị có thể dẫn đến các vấn đề về dinh dưỡng .

Bệnh nhân có thể mất cảm giác muốn ăn vì buồn nôn, nôn, khó nuốt, lở loét trong miệng hoặc khô miệng. Khi ăn gây khó chịu hoặc đau đớn, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của bệnh nhân bị ảnh hưởng.

Những điều sau đây có thể giúp bệnh nhân sau điều trị ung thư lưỡi cải thiện vấn đề về dinh dưỡng :

- Xắt nhỏ, nghiền hoặc trộn thức ăn để rút ngắn thời gian cần thiết trong miệng trước khi nuốt.

- Ăn bữa ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính để thêm calo và chất dinh dưỡng

- Ăn thực phẩm giàu calo và protein

- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn

Tránh những điều sau đây:

- Ăn các thực phẩm có vị cay hoặc axit

- Thực phẩm "cứng" có thể gây kích ứng hoặc phá vỡ da trong miệng của bạn, chẳng hạn như khoai tây chiên

- Đồ ăn và đồ uống nóng

Hoặc có thể gặp gỡ một chuyên gia về dinh dưỡng để hỗ trợ vẫn đề này trong và sau quá trình điều trị ung thư lưỡi.

4. Điều trị cứng hàm và miệng

Bệnh nhân điều trị ung thư lưỡi có nguy cơ bị cứng do xạ trị tăng khi dùng liều phóng xạ cao hơn và điều trị bằng xạ trị nhiều lần. Hàm cứng thường bắt đầu vào khoảng thời gian điều trị bức xạ kết thúc.

Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, không có tiến triển hoặc trở nên tốt hơn tùy vào quá trình điều trị sau xạ trị. Điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt để giữ cho tình trạng không trở nên tồi tệ hơn hoặc trở thành vĩnh viễn. Điều trị có thể bao gồm những điều sau đây:

- Sử dụng một số thiết bị y tế cho miệng.

- Điều trị các cơn đau.

- Sử dụng các thuốc làm giãn cơ bắp.

- Cho bệnh nhân tập luyện các bài tập hàm.

- Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm.

5. Ngăn ngừa và điều trị đối với việc ảnh hưởng đến mô và xương

Quá trình điều trị ung thư lưỡi có thể làm tổn thương và phá hủy các mô và xương trong khoang miệng. Các biện pháp dưới đây giúp hạn chế tình trạng này trong và sau quá trình điều trị ung thư lưỡi

- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng

- Hạn chế tháo lắp hoặc sử dụng răng giả và các thiết bị liên quan

- Không hút thuốc

- Không uống rượu

- Sử dụng kháng sinh tại chỗ theo chỉ định của bác sĩ

- Sử dụng thuốc giảm đau theo quy định

- Phẫu thuật để loại bỏ xương chết hoặc xây dựng lại xương miệng và hàm

- Sử dụng liệu pháp oxy cao áp (một phương pháp sử dụng oxy dưới áp lực cao để giúp vết thương mau lành).

Nguồn dịch: https://www.cancer.gov/about-cancer/treatment/side-effects/mouth-throat/oral-complications-pdq


Tác giả: Ninh Nguyễn