Gout là bệnh cơ xương khớp thường gặp liên quan đến rối loạn chuyển hóa và không có vaccine phòng ngừa. Bệnh gout có mối quan hệ mật thiết với việc tăng acid uric mặc dù tăng acid uric không giúp chẩn đoán 100% bạn có mắc bệnh gout hay không.
Phần lớn ở nước ta, người bệnh chỉ phát hiện mắc gout khi đã bước vào giai đoạn mạn tính với các biểu hiện cơn đau gout lặp đi lặp lại, sưng đau thường xuyên, có thể xuất hiện khối u cục (hạt tophi) ở khớp xương và các tổ chức xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và khả năng vận động của người bệnh. Bệnh gout ở giai đoạn đầu hầu như không có bất kỳ dấu hiệu đặc trưng nào, do người bệnh thường nhầm lẫn với các bệnh khớp thông thường.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của nồng độ acid uric, như ăn uống, các bệnh lý về thận....Do vậy cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi và kiểm tra chỉ số acid uric trong cơ thể hiện tại đang như thế nào.
Cách duy nhất để phát hiện, phòng tránh và điều trị bệnh gout ở giai đoạn đầu là tầm soát định kì sức khoẻ bản thân 2-3 tháng/1 lần. Ngoài các xét nghiệm chỉ số acid uric, để chẩn đoán bạn có mắc bệnh gout hay không cần có thêm một số xét nghiệm lâm sàng khác.
Dưới đây là chỉ số acid uric trong máu:
Đơn vị tính | mg/dL | Umol/ l | Mmol/l | Tình trạng |
Chỉ số acid uric trung bình | <6.5 | < 380 | 0.38 | Chỉ số axit uric bình thường, không hình thành tinh thể urat lắng đọng tại ổ khớp, acid uric chuyển hóa được đào thải tốt qua thận. |
6.5 – 7.2 | 380 – 420 | 0.38 – 0.42 | Chỉ số acid uric vượt ngưỡng trung bình, tinh thể urat có xu hướng lắng đọng tại các khớp. | |
7.2 – 8.2 | 420 - 480 | 0.42 – 0.48 | Chỉ số acid uric bắt đầu tăng cao, xuất hiện tình trạng đau lâm râm tại ổ khớp với tần suất tăng dần, do sự lắng đọng tinh thể hình kim muối urat tại ổ khớp. | |
8.2 - 10 | 480 - 580 | 0.48 – 0.58 | Chỉ số acid uric cao, xuất hiện cơn gout cấp (sưng viêm, đỏ, đau tại ổ khớp và có thể sốt nhẹ…). | |
10 - 12 | 580 - 700 | 0.58 – 0.7 | Chỉ số acid uric rất cao, giai đoạn gout mạn tính (có thể đã xuất hiện hạt tophi). | |
>12 | >700 | > 0.7 | Chỉ số acid uric quá cao, xuất hiện hạt tophi với kích thước to nhỏ khác nhau trên ổ khớp và các tổ chức xung quanh và có thể kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. |
Bảng kê chỉ số acid uric
Tuy nhiên, chỉ số acid uric không hoàn toàn giúp các bác sĩ kết luận bạn có mắc bệnh gout hay không.
Thực tế có những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh gout ở giai đoạn mạn tính vẫn có chỉ số acid uric rất thấp. Do đó cần kiểm tra chỉ số acid uric và quan tâm đến tần suất xuất hiện các triệu chứng sưng đau ở các khớp để có thể chắc chắn rằng bạn đang ở giai đoạn bệnh nào của gout, từ đó, có thể lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp.
Theo các chuyên gia y tế, việc duy trì nồng độ acid uric dưới ngưỡng 420 mmol/l đối với nam và 380mmol/l đối với nữ sẽ tránh được những nguy hiểm rình rập từ bệnh gout.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp kiểm soát chỉ số acid uric trong máu như:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu bia, các chất kích thích, đặc biệt là các thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản... Tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, uống nhiều nước
- Sử dụng các loại thuốc trong điều trị tăng axit uric dưới sự chỉ dẫn của các chuyên gia
- Điều trị tăng axit uric bằng một số loại thảo dược, giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh gout, giảm thiểu các cơn đau nhức xương khớp mà ít gây ra các tác dụng phụ như dùng thuốc.
Các thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế các quyết định y khoa nào.