Tuy nhiên, thực tế là một người không thể nghiện bất kỳ món ăn nào. Một vài món có khả năng gây ra những triệu chứng giống nghiện hơn các món ăn khác.
Lấy Thang đo Nghiện thực phẩm Yale làm tiêu chuẩn, các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan đã thực hiện khảo sát trên 518 tình nguyện viên, để điều tra các biểu hiện giống nghiện ăn của họ. Đây là công cụ được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá độ gây nghiện của thực phẩm. Tất cả người tham gia được nhận một danh sách 35 món ăn, cả loại qua chế biến và loại chưa qua chế biến.
Người tham gia nghiên cứu sẽ đánh giá họ đã gặp vấn đề gì với các loại thực phẩm này hay chưa, theo thang điểm từ 1 (hoàn toàn không nghiện) đến 7 (cực kỳ nghiện). Ngoài ra, 92% người tham gia có hành vi ăn uống giống như bị nghiện đối với một số loại thực phẩm. Họ liên tục có mong muốn bỏ ăn chúng nhưng không thể làm được. Kết quả của nghiên cứu là danh sach bên dưới đây:
Không bất ngờ, các món ăn gây nghiện nhất đều là các món chế biến sẵn, chứa rất nhiều đường hoặc chất béo, hoặc cả hai. Điểm số của các món ăn này được đánh giá theo thang điểm 7 nêu trên (với 1 là hoàn toàn không nghiện và 7 là cực kỳ nghiện).
Pizza đứng đầu danh sách những món gây nghiện nhất
Pizza (4.01)
Socola (3.73)
Khoai tây chiên (chips - dạng thái lát mỏng chiên giòn) (3.73)
Bánh quy (3.71)
Kem (3.68)
Khoai tây chiên (French fries) (3.60)
Bánh hamburger (nhiều pho mát) (3.51)
Nước ngọt (không phải loại ăn kiêng) (3.29)
Bánh gato (3.26)
Pho mát (3.22)
Thịt xông khói (3.03)
Gà rán (2.97)
Bánh cuộn (bánh sừng bò, bánh mỳ ngọt) (2.73)
Bắp rang bơ (2.64)
Ngũ cốc ăn sáng (2.59)
Kẹo chíp chíp (2.57)
Thịt bò (2.54)
Bánh cupcake (2.50)
Các thực phẩm ít gây nghiện nhất thường là các thực phẩm tươi, chưa qua chế biến:
Dưa chuột (dưa leo) (1.53)
Cà rốt (1.60)
Đậu/đỗ (1.63)
Táo (1.66)
Gạo lứt (1.74)
Súp lơ xanh (bông cải xanh) (1.74)
Chuối (1.77)
Cá hồi (1.84)
Ngô (1.87)
Dâu tây (1.88)
Thanh ngũ cốc ăn sáng (1.93)
Nước (1.94)
Bánh quy giòn (2.07)
Bánh pretzels (2.13)
Ức gà (2.16)
Trứng (2.18)
Các loại hạt (lạc, điều, hạnh nhân) (2.47)
Hành vi nghiện ăn uống chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chứ không chỉ là việc thiếu ý chí, bao gồm cả những nguyên nhân hóa sinh phản ứng trong cơ thể giải thích tại sao một số người không thể kiểm soát được hành vi ăn uống của mình. Những hành vi này liên tục được chứng minh liên quan trực tiếp đến thực phẩm chế biến sẵn, những loại chứa nhiều đường và chất béo.
Những thực phẩm chế biến sẵn thường được biến tấu để có hương vị đưa miệng. Chúng chứa rất nhiều năng lượng và làm mất cân bằng đường huyết. Đây là một yếu tố tạo ra cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi nghiện đồ ăn chính là não bộ của chúng ta. Não bộ sẽ tiết ra hormone dopamine, loại hormone cho ta cảm giác hạnh phúc, thoải mái khi chúng ta ăn loại thực phẩm ấy. Điều này giống như nghiện nicotine có trong thuốc lá.
Ăn những thức ăn vặt qua chế biến, đóng gói đẹp mắt giải phóng một lượng lớn dopamine vào máu so với những thực phẩm tươi. Cảm giác đó như là phần thưởng cho não bộ. Não bộ sẽ tìm kiếm phần thưởng đó bằng cách gây ra cảm giác thèm ăn với loại thực phẩm đó, và bạn càng ngày càng nghiện món ăn đó hơn.
Nghiện đồ ăn và hành vi như nghiện đối với một số loại món ăn nhất định có thể tạo ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Ăn một chế độ ăn kiêng đầy đủ, chủ yếu đến từ các thực phẩm tươi và tự chế biến có thể làm giảm tình trạng này. Nó giải phóng một lượng dopamine thích hợp nhưng cũng không kích thích sự thèm ăn quá mức.
Một số trường hợp nghiện đồ ăn sẽ cần đến sự giúp đỡ để vượt qua. Hãy cân nhắc việc gặp bác sỹ tâm lý và chuyên gia dinh dưỡng để chia sẻ, tìm cách giải quyết vấn đề của mình.