Độ ẩm không khí là một cụm từ được dùng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. Độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp đều tác động tiêu cực tới sức khỏe. Vậy độ ẩm không khí là gì? Độ ẩm không khí bao nhiêu là tốt cho sức khỏe con người?
Độ ẩm không khí, hay còn gọi là độ ẩm của không khí, độ ẩm là một khái niệm chỉ hơi nước ở dạng khí tồn tại trong không gian mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Trên thực tế, trong thành phần của khí quyển có chứa tới 80% là hơi nước và điều này khiến cho không khí duy trì ở mức cân bằng.
Đọc thêm:
+ Chỉ số ô nhiễm không khí là gì? Chỉ số ô nhiễm không khí bao nhiêu là nguy hiểm?
+ Điểm mặt top 8 nguyên nhân ô nhiễm không khí đáng báo động
Độ ẩm không khí cao hay thấp còn phụ thuộc vào lượng mưa hay sương mù ở mỗi địa điểm nhất định. Đơn vị sử dụng để đo độ ẩm của không khí là gam trên mét khối (kí hiệu là g/m³). Dụng cụ đo độ ẩm không khí là ẩm kế.
Tại sao không khí có độ ẩm là thắc mắc của không ít người. Theo đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng sở dĩ không khí có độ ẩm là vì trong không khí có chứa đến 78% Nitơ, 21% Oxi và 1% hơi nước. Chính lượng hơi nước nhất định này khiến cho không khí có độ ẩm. Trong trường hợp không khí bão hòa, hơi nước bốc hơi lên cao, gặp lạnh và ngưng tụ sẽ tạo thành các hiện tượng thời tiết sương, mây và mưa.
Yếu tố nào ảnh hưởng tới độ ẩm không khí? Câu trả lời là nhiệt độ. Cụ thể, nếu không khí có nhiệt độ càng cao thì độ ẩm của không khí càng cao và ngược lại, không khí có nhiệt độ càng thấp thì độ ẩm không khí càng thấp.
Để hiểu rõ độ ẩm không khí là gì, cần nắm bắt các khái niệm liên quan tới độ ẩm không khí. Cụ thể, một số khái niệm chuyên sâu tới độ ẩm của không khí bao gồm:
- Độ ẩm không khí tương đối: Đây là khái niệm thể hiện tỉ số áp suất hơi nước hiện tại so với áp suất hơi nước bão hòa. Độ ẩm không khí tương đối được tính theo đơn vị là %.
- Độ ẩm không khí tuyệt đối: Độ ẩm không khí tuyệt đối là khái niệm chỉ phần trăm lượng hơi nước chiếm trong không khí, được tính bằng tỉ số giữa khối lượng hơi nước so với thể tích của hỗn hợp không khí. Độ ẩm không khí tuyệt đối được tính theo đơn vị g/m³ và không liên quan đến khả năng bay hơi của không khí.
- Độ ẩm 100%: Cần lưu ý khái niệm độ ẩm 100% không phải có nghĩa hoàn toàn 100% trong không khí là hơi nước, mà khối lượng nước đó có thể có trong bầu khí quyển làm thay đổi nhiệt độ và nhiều thứ khác có trong bầu khí quyển. Như vậy, độ ẩm 100% là không khí đạt trạng thái bão hòa về hàm lượng hơi nước.
Các khái niệm liên quan tới độ ẩm không khí này đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống như sức khỏe, hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp....
Như đã nói, độ ẩm không khí và nhiệt độ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu nhiệt độ càng cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh và hỗn loạn. Điều này khiến lượng hơi nước phát tán vào không khí càng nhiều hơn. Vì thế, khi nhiệt độ không khí tăng lên cao vào các tháng mùa hè, độ ẩm không khí sẽ giảm xuống thấp.
Ngược lại, vào mùa đông, độ ẩm của không khí tăng cao và có thể đạt được mức bão hòa.
Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của con người. Độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp đều gây hại cho sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Các chuyên gia cho biết nếu vào mùa đông lạnh, độ ẩm không khí ở mức cao dễ gây ra các căn bệnh về hô hấp. Còn vào mùa hè, nếu độ ẩm ở mức thấp sẽ khiến làn da khô rát, khó chịu. Không những vậy, độ ẩm không khí không thích hợp còn làm giảm chất lượng cuộc sống như khiến quần áo lâu khô, có mùi hôi, sàn nhà trơn trượt...
Vậy độ ẩm không khí bao nhiêu là tốt cho sức khỏe? Các nghiên cứu chỉ ra, để tốt cho sức khỏe, độ ẩm không khí nên nằm trong khoảng 40 - 70% trong môi trường sống của con người. Cần lưu ý, với những đối tượng là trẻ sơ sinh thì độ ẩm không khí nên ở mức 40 - 60% để đảm bảo an toàn cho bé.
Sở dĩ độ ẩm không khí nên ở mức 40 - 70 % là vì môi trường có độ ẩm trong khoảng 40 - 70% thích hợp cho sức khỏe con người, có khả năng ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Trên thực tế, ở hầu hết ở các bệnh viện lớn trên thế giới, độ ẩm của không khí sẽ được duy trì ở mức 55%.
Tuy nhiên, nếu độ ẩm không khí quá cao, vượt mức 70% thì lại có tác động tiêu cực tới sức khỏe vì lúc này vì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, đặc biệt là các căn bệnh liên quan tới hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, ho khan....
Nếu độ ẩm không khí quá thấp vào mùa hè thì lại tác động tiêu cực tới làn da, làm da khô rát, khó chịu. Không những vậy, độ ẩm không khí quá thấp còn khiến suy nhược cơ thể, làm giảm năng suất lao động và học tập, dễ mắc các bệnh do hệ miễn dịch suy yếu.
Với trẻ em, khi các cơ quan còn chưa hoàn thiện, hệ hô hấp còn non yếu, độ ẩm không khí thấp khiến trẻ dễ mắc các bẹnh về phổi, khí quản.
Trong trường hợp độ ẩm không khí quá cao, có thể dùng vài cách giảm độ ẩm trong phòng bằng các mẹo vặt, nguyên liệu đơn giản như dùng than củi, sử dụng vôi sống, dùng đá muối, dùng chất hút ẩm, phơi quần áo ngoài trời thay vì phơi trong nhà, mở cửa phòng...
Bên cạnh đó, khi độ ẩm không khí quá cao, có thể dùng các thiết bị hỗ trợ như bật điều hòa ở chế độ khô, sử dụng quạt, dùng máy hút ẩm.
Khi độ ẩm không khí quá thấp, có thể khắc phục bằng cách sử dụng các loại thiết bị tạo ẩm, phun sương nhằm làm tăng độ ẩm tới ngưỡng mong muốn, đảm bảo tới sức khỏe.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc độ ẩm không khí là gì, độ ẩm không khí bao nhiêu là tốt cho sức khỏe. Độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Vì thế, trong phòng cần giữ độ ẩm ở mức ổn định và lý tưởng. Khi cần thiết, có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ.