HIV/AIDS là bệnh gây ra hội chứng suy giảm hệ miễn dịch mắc phải ở người. Khi cơ thể người bị virus HIV tấn công, bạch cầu, hồng cầu sẽ bị phá huỷ cùng sự suy giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch nghiêm trọng.
Theo thời gian, sức đề kháng và hệ miễn dịch của người nhiễm HIV sẽ dần yếu đi. Người bệnh có thể dễ dàng mắc các bệnh thông thường như tiêu chảy, ho, lở loét da,... và thường qua đời do nhiễm trùng cơ hội (nhiễm trùng do cơ thể suy giảm miễn dịch), ung thư hoặc các bệnh khác gây rối loạn miễn dịch.
Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV là rất quan trọng (Ảnh: Internet)
Do đó, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị, chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV cũng rất quan trọng trong nỗ lực kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Một chế độ ăn khoa học, hợp lý sẽ giúp bệnh nhân cải thiện sức khoẻ một cách đáng kể, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội như trên.
Nhu cầu năng lượng và chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV được xét theo từng trường hợp cụ thể như: có mang thai hay không, có suy dinh dưỡng hay không, suy dinh dưỡng ở mức độ nào,... Việc xác định chính xác thể trạng của bệnh nhân cũng rất quan trọng trong việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV hợp lí, cụ thể:
Đối với bệnh nhân HIV không bị suy dinh dưỡng, năng lượng cần cung cấp mỗi ngày vào khoảng 180-230kcal/ngày, tương đương với khoảng 30g đến 50g cơm gạo tẻ (khoảng 1 bát) và 100g đậu phụ hoặc 1 quả trứng gà.
Nhu cầu dinh dưỡng cho người nhiễm HIV bị suy dinh dưỡng thể nhẹ là khoảng 360-460kcal/ngày. Thực đơn lí tưởng cho một ngày bao gồm: 200g khoai lang và 200g chuối tiêu hoặc 200g ngô nếp luộc và 100g sữa chua.
Khoai lang và chuối tiêu là những thực phẩm phù hợp cho người bệnh suy dinh dưỡng do HIV thể nhẹ (Ảnh: Internet)
Đọc thêm:
- Những người bị HIV nên làm gì để tăng cường sức khỏe
- Nguyên nhân lây nhiễm HIV là gì?
Đối với trường hợp suy dinh dưỡng thể nặng, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho người nhiễm HIV vào khoảng 900-1150 kcal/ngày.
Trong trường hợp này, có thể xây dựng thực đơn như sau: 2 bát cơm gạo tẻ (khoảng 100g) + 2 quả trứng gà + 100g bánh mì + 360ml sữa tươi (khoảng 2 hộp) + 20g bơ. Hoặc có thể tham khảo thêm một thực đơn khác: 300g bún + 2 quả trứng gà + 100g bánh mì + 50g thịt lợn - 100g bánh mì + 180ml sữa tươi.
Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV đang mang thai không bị suy dinh dưỡng lại cần cung cấp 230-270 kcal/ngày (tương đương khoảng 50g gạo tẻ và 100g đậu phụ).
Đối với phụ nữ nhiễm HIV bị suy dinh dưỡng dạng nhẹ, cần cung cấp 460-690 kcal/ngày. bằng với 100g bánh mì + 100g chuối tiêu + 30g sữa bột hoặc 100g sữa chua và 30g sữa bột.
Phụ nữ mang thai nhiễm HIV bị suy dinh dưỡng nặng cần cung cấp nhiều năng lượng hơn (Ảnh: Internet)
Trong trường hợp bị suy dinh dưỡng nặng, phụ nữ mang thai nhiễm HIV cần khoảng 1150-1350 kcal/ngày. Thực đơn tham khảo bao gồm: 200g ngô nếp luộc + 300g bún + 50g thịt lợn nạc + 60g sữa bột + 10g dầu ăn hoặc 100g gạo nếp + 100g bánh mì + 2 quả trứng gà + 10g dầu ăn.
Đối với phụ nữ cho con bú không bị thêm suy dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng mỗi ngày là 310 kcal/ngày, tương đương với 50g gạo tẻ + 180ml sữa tương + 1 quả trứng gà hoặc 100g bánh mì + 100g sữa chua.
Ở thể suy dinh dưỡng dạng nhẹ, chế độ dinh dưỡng cần đáp ứng khoảng 336-359 kcal/ngày, tương đương với 100g bánh mì + 250g sữa đậu nành + 5g bơ hoặc 100g gạo tẻ và 100g thịt lợn nạc.
Thực đơn hằng ngày của người bị suy dinh dưỡng thể nặng cần cung cấp 1550 kcal/ngày. Ví dụ: 200g gạo tẻ + 2 quả trứng gà + 100g chuối tiêu + 100g thịt lợn nạc + 100g sữa bột hoặc 200g gạo tẻ + 100g thịt lợn nạc + 200g đậu phụ + 100g sữa bột.
Bệnh nhân HIV bị suy dinh dưỡng cần được chăm sóc và cung cấp đủ chất dinh dưỡng, năng lượng để cơ thể mau chóng trở lại trạng thái bình thường. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài, rất dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác và sức khoẻ có thể bị yếu đi nhanh chóng.
Người nhiễm HIV bị suy dinh dưỡng cần bổ sung đa vi chất, ngoại trừ các trường hợp đã sử dụng RUTF. Ngoài ra, cần tiến hành tẩy giun 6 tháng/lần và thường xuyên kiểm tra lại tình trạng sức khoẻ.
Thường xuyên tham khảo ý kiến chuyên gia để kiểm soát tình trạng bệnh (Ảnh: Internet)
Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV và một số thực đơn tham khảo. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ để xây dựng chế độ ăn phù hợp với từng trường hợp bệnh cụ thể.