Một chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh cảm cúm có vai trò quyết định trong quá trình hồi phục của bệnh nhân. Do đó. cần xây dựng một thực đơn hợp lý, khoa học và đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn, uống khi bị cảm cúm:
Đối với người khỏe mạnh, cơ thể cần được cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đối với người bị bệnh cảm cúm, lượng nước này càng có vai trò quan trọng trong việc điều trị và phục hồi. Lúc này, cơ thể thậm chí còn cần nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày do trong cơn sốt, cơ thể đổ mồ hôi và mất nước rất nhiều.
Để bù nước cho bệnh nhân, ngoài nước lọc thông thường, có thể sử dụng thêm các loại nước ép trái cây có khả năng bù điện giải như: nước cam, nước dừa, nước chanh,... Trong các loại nước này cũng chứa rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng cho người bị cảm cúm mau phục hồi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, sử dụng quá nhiều các loại nước này cũng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Trà xanh giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm (Ảnh: Internet)
Đọc thêm:
- Cách nhận biết cảm cúm và sốt virus
- Các giai đoạn cảm cúm ở trẻ nhỏ mẹ nên biết
Bên cạnh đó, trà xanh (chè tươi) nóng cũng là loại đồ uống phù hợp với bệnh nhân cảm cúm. Loại đồ uống này chứa nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng mở đường hô hấp, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
Ngoài ra, sử dụng trà xanh pha cùng một chút mật ong còn giúp làm dịu cơn đau họng và giảm ho.
Trong điều trị cảm cúm, cháo, súp gà là loại thực phẩm có khả năng cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho người bị cảm cúm lại rất dễ ăn. Trong cháo, súp gà thường có thịt, nước dùng gà, nhiều loại rau củ,... Đây là nguồn cung cấp lại lượng nước và muối đã bị mất trong cơ thể và bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, protein cần thiết.
Tiêu biểu cho nhóm thực phẩm giàu kẽm là thịt bò. Trong 100g thịt bò thăn có tới 4,05 mg Kẽm. Ngoài ra, trong thịt bò còn rất giàu protein, magie, kali và vitamin B6, là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho người bị cảm cúm, giúp bệnh nhân mau chóng hồi sức và cải thiện hệ miễn dịch.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị cảm cúm cần bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm (Ảnh: Internet)
Nếu không muốn sử dụng thịt bò, có thể xây dựng thực đơn với các loại thực phẩm khác như tôm, hàu, sò (các loại động vật có vỏ); thịt dê, thịt cừu, thịt gà tây (thịt có màu đỏ); hoặc các loại ngũ cốc như yến mạch, mầm lúa mì,... Đây đều là các loại thực phẩm nên ăn khi bị cảm cúm với thành phần dinh dưỡng dồi dào.
Đây là nhóm thực phẩm vốn không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày và đặc biệt quan trọng đối với người bị cảm cúm. Mỗi loại rau, củ, quả lại chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng nhất định, giúp hỗ trợ xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Do đó, nên đa dạng hóa việc lựa chọn nhóm thực phẩm này trong bữa ăn, đặc biệt ưu tiên các loại rau củ quả có màu đậm như bông cải xanh, rau bina, cải xoăn,.. khi điều trị cảm cúm.
Sử dụng gừng giúp giảm đau đầu và cảm giác ớn lạnh khi cảm cúm (Ảnh: Internet)
Gừng là nguyên liệu dân gian có công dụng điều trị cảm cúm hiệu quả. Sử dụng một vài lát gừng trong đồ ăn hoặc nước uống của bệnh nhân có công dụng giải quyết một số triệu chứng của cảm cúm như đau đầu, đau họng, ớn lạnh,....
Lựa chọn các nguyên liệu tươi ngon và giàu chất dinh dưỡng cho người bị cảm cúm (Ảnh: Internet)
Bên cạnh việc đảm bảo dinh dưỡng cho người bị cảm cúm, các món ăn cũng cần được chế biến sao cho hợp khẩu vị và dễ ăn. Hãy cố gắng chế biến ra các món ăn bằng phương pháp đơn giản như hấp, luộc, bỏ lò,... thay vì chiên, xào ngập dầu. Nguyên liệu được lựa chọn cũng nên là các loại thực phẩm nguyên cám, nguyên hạt, tươi ngon, ít bị chế biến sẵn,...
Sữa chua cũng là một đáp án cho câu hỏi bị cảm cúm nên ăn gì. Sữa chua không chỉ giúp xoa dịu cơn đau họng mà còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp một lượng protein thiết yếu cho cơ thể, do đó ăn sữa chua mang lại nhiều tác dụng rất tốt cho người bị cảm cúm.
Lưu ý: bạn nên chọn những loại sữa chua không đường, điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn hơn.
Khi bị cảm cúm, ăn một tô cháo yến mạch sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Giống như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, trong yến mạch chứa các thành phần dinh dưỡng như:
- Chất xơ beta-glucan
- Chất chống oxy hóa polyphenol
- Vitamin E
Như chúng ta đã biết, tỏi không chỉ là một loại gia vị mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất phổ biến. Người bị cảm cúm ăn nhiều tỏi sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Các cách ăn tỏi khi bị cảm cúm:
- Ăn tỏi sống
- Dùng tỏi như gia vị trong các món ăn
Trái cây giàu vitamin C cũng là một đáp án cho câu hỏi bị cảm cúm nên ăn gì. Vitamin C đóng vai trò quan trong việc tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, giúp người bị cảm nhanh hồi phục hơn.
Các loại trái cây giàu vitamin C gồm:
- Cam, chanh, bưởi
- Cà chua
- Dâu tây
Sau khi biết bị cảm cúm nên ăn gì, bạn cũng nên biết về những loại thực phẩm không tốt cho người bị cảm cúm.
Người bị cảm cúm không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn vì chúng chứa rất ít dinh dưỡng. Trong giai đoạn bị cảm cúm, cơ thể cần nhiều dưỡng chất để cố gắng tự chữa lành vết thương, do đó ăn những thực phẩm nêu trên vừa không tốt cho sức khỏe vừa không có tác dụng hỗ trợ điều trị cảm.
Các loại thức ăn cứng như khoai tây chiên, bánh quy giòn và thực phẩm tương tự sẽ làm gia tăng tình trạng ho và đau họng.
Uống các loại trà, cà phê, soda sẽ khiến cơ thể bị hao hụt nước nhiều hơn. Bên cạnh đó, những loại thức uống này còn chứa rất nhiều đường, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe khi bị cảm cúm.
Các loại thức uống có cồn như rượu, bia làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời khiến tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn.