Điều trị viêm tuyến mang tai do quai bị và những điều cần biết

Điều trị viêm tuyến mang tai do quai bị và những điều cần biết
Viêm tuyến nước bọt mang tai là thể bệnh thường gặp nhất ở bệnh nhân quai bị, thường lành tính và ít biến chứng. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị, các biện pháp điều trị được áp dụng đều chỉ mang tính chất hỗ trợ, nâng đỡ bệnh nhân.

1. Viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị

Trong các thể bệnh lâm sàng của bệnh quai bị, viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị được thống kê là thể biến chứng thường gặp nhất và cũng là thể bệnh lành tính nhất do bệnh quai bị gây nên.

Khi có các biểu hiện đau ở khớp thái dương hàm, đau mỏm chũm và đau các hạch dưới hàm thì khả năng bệnh nhân bị viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị là rất cao.

Khi tình trạng viêm tuyến nước bọt mang tai đã biểu hiện rõ ràng thì tuyến nước bọt mang tai có thể có các đặc điểm tuyến nước bọt mang tai sưng to có thể lan ra trước hoặc lan xuống dưới, tuyến nước bọt sưng làm đẩy tai lên trên, khối sưng có tính đàn hồi, da căng bóng, lúc đầu sưng một bên sau đó nhanh chóng lan sang bên còn lại,...

Tuy nhiên, do có rất nhiều nguyên nhân khác nhau cũng có thể gây nên viêm tuyến nước bọt mang tai (vi khuẩn, tắc ống tuyến nước bọt mang tai, virus Influenza,...), vì vậy cần phải phân biệt chính xác viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị và các nguyên nhân khác để có hướng điều trị đúng đắn và kịp thời.

Điều trị viêm tuyến mang tai do quai bị và những điều cần biếta - Ảnh 1.

Viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị là thể bệnh rất hay gặp trên thực tế (Ảnh: Internet)

2. Điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị

Về cơ bản, cũng giống như các điều trị chung cho bệnh nhân quai bị, viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị không có phương pháp điều trị riêng. Các điều trị viêm tuyến mang tai do quai bị chỉ mang tính hỗ trợ và sẽ thoái lui dần theo diễn tiến tự nhiên của bệnh.

2.1. Chế độ sinh hoạt khi bị viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị

Bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị được khuyến cáo cần thay đổi chế độ sinh hoạt để phù hợp hơn với tình trạng bệnh:

- Vận động: Người bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị nên hạn chế vận động trong khoảng 6-8 ngày đầu kể từ khi có các biểu hiện của viêm tuyến nước bọt mang tai, đặc biệt là trong giai đoạn còn sốt và tuyến mang tai còn sưng to.

- Ăn uống: Các loại thức ăn được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mang tai là các loại thức ăn mềm, thức ăn lỏng,...

+ Tránh sử dụng các loại thức ăn cứng yêu cầu phải nhai nhiều sử dụng. Đồng thời thức ăn cho người bệnh nên có tính dịu, nhẹ, ít kích thích,...

+ Tránh dùng các loại thức ăn có vị chua, cay,... điều này sẽ sẽ giúp giảm tiết nước bọt và giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân khi ăn uống.

Điều trị viêm tuyến mang tai do quai bị và những điều cần biết - Ảnh 3.

Bị viêm tuyến nước bọt do quai bị không nên ăn đồ cay (Ảnh: Internet)

- Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng thường xuyên ở bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mang tai có tác dụng phòng chống bội nhiễm các loại vi khuẩn.

Các loại dung dịch như nước muối sinh lý, dung dịch acid boric 5% là những dung dịch thường được sử dụng để súc miệng, vệ sinh răng miệng cho người bệnh.

2.2. Điều trị thuốc cho bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị

Do viêm tuyến nước bọt mang tai trong bệnh quai bị là do nguyên nhân virus gây nên, vì vậy thuốc kháng sinh không có tác dụng gì trong điều trị và không được sử dụng một cách thường quy trên bệnh nhân. Chỉ khi bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị bị bội nhiễm vi khuẩn thì thuốc kháng sinh mới có thể được chỉ định.

Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị chủ yếu là các loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn như paracetamol, ibuprofen,... Nhưng nếu bệnh nhân chỉ đau hoặc sốt ở mức nhẹ thì việc sử dụng thuốc ngay lập tức là không được khuyến khích, thay vào đó bệnh nhân được hướng dẫn có thể dùng chườm nóng, chườm lạnh để giảm đau, hạ sốt,...

Bạn có thể xem chi tiết trong Hướng dẫn hạ sốt an toàn không dùng thuốc tại nhà.

2.3. Các ly người bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị

Khi người bệnh quai bị mắc thể bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai thì virus có thể theo nước bọt và di chuyển ra ngoài môi trường thông qua các giọt bắn khi ho, hắt xì, nói chuyện hoặc qua dịch mũi miệng khi ăn, uống chung,...

Điều này khiến cho bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị dễ dàng lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là những người chưa được tiêm vắc xin phòng quai bị.

Điều trị viêm tuyến mang tai do quai bị và những điều cần biết - Ảnh 4.

Bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị dễ dàng lây nhiễm cho người khác, đặc biệt là những người chưa được tiêm vắc xin phòng quai bị (Ảnh: Internet)

Chính vì vậy, trong quá trình điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị thì cách ly người bệnh là điều cần thiết để phòng chống lây lan bệnh ra cộng đồng. Các biện pháp thường được sử dụng bao gồm:

- Nghỉ học hoặc nghỉ làm khi bị mắc bệnh quai bị thể viêm tuyến mang tai.

- Người bệnh không tham gia các sự kiện tập trung đông người.

- Hạn chế tiếp xúc với người mắc viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị, nếu cần thiết phải tiếp xúc thì nên đeo khẩu trang để phòng chống lây nhiễm bệnh.

- Các vật dụng cá nhân, vật dụng tiếp xúc với dịch tiết mũi miệng của bệnh nhân cần phải được tiến hành sát khuẩn và làm sạch đúng cách để tiêu diệt mầm bệnh.

Thời gian thực hiện các biện pháp cách ly cần thiết tối thiểu đối với bệnh nhân viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị được khuyến cáo trong vòng 14 ngày kể từ khi có các biểu hiện của bệnh.

Trên đây là một số các nội dung chính trong điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị mà bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần biết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến viêm tuyến nước bọt mang tai do quai bị, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được giải đáp chính xác và đầy đủ nhất.


Tác giả: QN