Điều trị viêm phổi ở trẻ em như thế nào?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Điều trị viêm phổi ở trẻ em như thế nào?
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều mà cha mẹ cần biết về điều trị viêm phổi ở trẻ em và cách chăm sóc phù hợp.

1. Các phương pháp điều trị viêm phổi ở trẻ em

Đối với trường hợp điều trị viêm phổi ở trẻ em ngoại trú thì tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh là gì mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp. Nếu như trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn gây ra thì cần phải được điều trị bằng kháng sinh.

Trong trường hợp điều trị viêm phổi ở trẻ em sử dụng kháng sinh thì mục đích là tiêu diệt vi khuẩn. Kháng sinh thường ở dạng viên nén, dạng gói hoặc có thể là dạng siro. Dạng bào chế như thế nào sẽ tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ.

Nếu như trẻ phải sử dụng kháng sinh thì bố mẹ cần đảm bảo một điều rằng trẻ cần sử dụng đúng và đủ liều lượng như bác sĩ đã chỉ định. Ngay cả khi những triệu chứng này đã suy giảm thì cũng không được tự ý ngừng thuốc.

Một liệu trình điều trị viêm phổi ở trẻ em do vi khuẩn thường kéo dài từ 7 - 10 ngày. Trong quá trình uống trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy,.... vì thế mà nguyên tắc uống men vi sinh bố mẹ cần nhớ là uống sau khi sử dụng liều kháng sinh điều trị viêm phổi ở trẻ em sau 2 giờ. Thời gian tốt nhất là ở giữa 2 cữ uống kháng sinh.

Lưu ý là uống kháng sinh sẽ không có tác dụng trong điều trị viêm phổi ở trẻ em do virus gây ra. Tuy vậy thì với điều kiện ở Việt Nam thì việc phân tách nguyên nhân gây viêm phổi là vi khuẩn hay virus vẫn còn khá hạn chế. Đặc biệt là thói quen cho con uống thuốc bừa bãi của nhiều phụ huynh khiến bác sĩ khó khăn hơn trong việc điều trị.

2. Hỗ trợ điều trị

Ngoài điều trị y tế thì có những điều trị viêm phổi ở trẻ em hỗ trợ khác như dinh dưỡng, điều trị hạ sốt, giảm ho,... Cụ thể như sau:

- Về dinh dưỡng: cha mẹ khi điều trị viêm phổi ở trẻ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho bé. Cung cấp đủ nước thông qua đồ uống như sữa hay nước, ăn cháo,..

- Về tiểu tiện: theo dõi tình trạng tiểu tiện của trẻ để kiểm tra xem trẻ có bị thiếu nước không, cấp nước đủ chưa. Biểu hiện thiếu nước là nước tiểu vàng.

- Vệ sinh mũi: vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, hoặc dạng xịt phun sương , lấy nhầy mũi bằng bấc sâu kèn để giảm những triệu chứng đường hô hấp.

- Giảm sốt: khi điều trị viêm phổi ở trẻ cần chú ý tới vấn đề hạ sốt. Bé sốt cao trên 38 độ c thì có thể dùng loại thuốc giảm sốt thông thường như paracetamol nhưng cần theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Ibuprofen có thể giúp trẻ bị viêm phổi bớt sốt và đau, liều đúng của thuốc này sẽ phụ thuộc vào cân nặng của bé, do vậy mà cha mẹ cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ cách dùng các thuốc này. 

Lưu ý là không được cho trẻ dưới 18 tuổi sử dụng aspirin hay các chế phẩm có chứa aspirin. Vì ở trẻ em dưới 18 tuổi nếu uống aspirin có thể dẫn tới tình trạng dị ứng nặng gọi là hội chứng Reye và có thể dẫn tới tử vong.

- Làm ẩm không khí trong phòng khi đang điều trị viêm phổi ở trẻ em. Không được cho bé nằm ở nhiệt độ quá thấp và cần lưu ý tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

2. Biến chứng viêm phổi ở trẻ em

Nếu viêm phổi mà điều trị muộn hoặc không đúng cách, hoặc vi khuẩn độc lực quá mạnh có thể gây ra các biến chứng, một khi biến chứng xảy ra thì việc điều trị phức tạp và nguy cơ tử vong cao. Những biến chứng có thể xảy ra là: tràn dịch, tràn mủ, tràn khí khoang màng phổi; viêm phổi hoại tử, apce phổi; kén khí phổi; hạ Natri máu,...


Tác giả: Phạm Thanh