Viêm da tiếp xúc là bệnh lý ngoài da thường gặp, bệnh mặc dù có thể được điều trị tuy nhiên những phiền toái mà căn bệnh gây ra lại trở thành một nỗi ám ảnh đối với rất nhiều người.
Viêm da tiếp xúc có thể dẫn tới bội nhiễm nếu không được xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Viêm da tiếp xúc được chia thành 2 nhóm: Viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng. Do đó, nguyên nhân dẫn đến 2 nhóm bệnh này cũng khác nhau. Điều trị viêm da tiếp xúc khi biểu hiện bệnh còn mới chớm có thể giúp bệnh khỏi nhanh hơn, tránh trường hợp tái đi tái lại.
Viêm da tiếp xúc kích ứng: Nguyên nhân gây ra tiếp xúc kích ứng là do tiếp xúc với chất có tính acide, bazo mạnh hoặc sơn và các loại dung môi acetone, dung môi tẩy rửa và chất nhũ hóa, vôi tôi, xi măng, nhựa thông, xà phòng có độ kiềm cao hoặc chứa chất tẩy rửa mạnh. Các loại thuốc tẩy, tia cực tím,….
Phản ứng nhận biết thường là các vết phỏng, mọng nước trông như bị bỏng, gây đau đớn cho người bệnh.
Các nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng không phải xảy ra ở bất kỳ cá thể nào, mà chỉ đối với những người có cơ địa đặc biệt. (Ảnh: Lily App)
Viêm da tiếp xúc dị ứng: Viêm da tiếp xúc dị ứng có sự tham gia của phản ứng miễn dịch. Cơ chế gây bệnh là do tình trạng cơ địa dị ứng với các tác nhân gây bệnh. Như: Vi khuẩn, virus, hoặc nấm,… gây phản ứng quá khích với hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên tổn thương da ở lớp thượng bì. Tình trạng này kéo dài gây viêm da, và biểu hiện ra bên ngoài.
Các nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng không phải xảy ra ở bất kỳ cá thể nào, mà chỉ đối với những người có cơ địa đặc biệt. Các nguyên nhân đó là:
– Thuốc tây: Một số loại thuốc tây có tác dụng phụ làm tổn thương da, dễ dẫn đến các bệnh về viêm da cơ địa. Điển hình nhất là nhóm thuốc chứa cortiticoid. Vì vậy, khi bị viêm da dị ứng, bạn nên xem xét đến vấn đề ngưng sử dụng thuốc.
– Thực phẩm: Một số người có cơ địa đặc biệt không thể ăn những loại hải sản, thịt bò, nhất là cá ngừ, tôm, cua, ghẹ,..
– Côn trùng: Một số loại côn trùng có độc có thể gẩy viêm da, như: Kiến ba khoang, giời leo, rết, ong,..
Một số loại côn trùng có độc có thể gẩy viêm da, như: Kiến ba khoang, giời leo, rết, ong,.. (Ảnh: Internet)
– Tổn thương da: Những vết xước trên da sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công. Do đó, bạn nên khử trùng da nếu bị tổn thương.
– Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí, nước bẩn sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm da.
– Sức đề kháng yếu: Các đôi tượng có sức đề kháng yếu như: Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người cao tuổi hoặc người nhiễm HIV/AIDS rất dễ mắc các bệnh viêm da cơ địa.
– Di truyền: Tính di truyền của bệnh này là khá cao, nhất là khi gia đình có ông, ba, bố hoặc mẹ có tiền sử dị ứng thì đối tượng là con cháu của họ cũng có nguy ơ mắc bệnh này khá cao.
Điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả với lá khế là một gợi ý thông minh dành cho người bệnh. Theo Đông Y, lá khế có vị chát, tính lạnh, với tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện; thường được dùng để trị những vết lở loét, mụn nhọt, nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ trên da. Đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng viêm da tiếp xúc, phòng chống ngứa da, giải nhiệt và thanh lọc gan thận.
Lá khế có vị chát, tính lạnh, với tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, giúp điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả. (Ảnh: Trí Thức)
Cách 1: Để dùng lá khế chữa viêm da tiếp xúc, bạn đem lá khế rửa sạch, cho vào chảo rang héo (không để lá cháy). Sau đó, để lá khế nguội bớt rồi vò nát, chà lá khế trực tiếp lên những vùng da bị tổn thương viêm da tiếp xúc cho đến khi hết ngứa.
Cách 2: Rửa sạch lá khế rồi cho vào nồi nước đun với chút muối hạt. Chờ nước sôi thì tắt bếp, để đến khi còn ấm thì dùng nước này để tắm.
Thực hiện cả hai cách này trong vài lần sẽ giúp khỏi bệnh sớm.
Điều trị viêm da tiếp xúc bằng lá khế cần hết sức cẩn thận vì không ai cơ địa của ai cũng hợp với các loại lá này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn điều trị một cách tốt nhất.