Điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai

Điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai
Do sự thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt trong thời kỳ mang thai, nên bà bầu rất dễ bị viêm dạ dày. Bệnh lý này ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng của mẹ và bé nên cần được kiểm soát sớm. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai cần chú ý đến sự an toàn của thai nhi.

1. Tự chăm sóc và điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai tại nhà

Vì viêm dạ dày xảy ra do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, nên việc tự chăm sóc tại nhà có thể giúp chữa trị và khắc phục vấn đề. Đây cũng là phương pháp điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi. 

- Chia nhỏ các bữa ăn. Thay vì ăn 3 bữa lớn mỗi ngày, bà bầu nên ăn thành 5 - 6 bữa nhỏ để giảm áp lực cho dạ dày. Đừng quên ăn bữa sáng.

- Trong những ngày đầu điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai, thức ăn nên ở dạng lỏng hoặc bán lỏng để không gây gánh nặng cho dạ dày.

- Sau mỗi bữa ăn nên nghỉ ngơi ít nhất 30 phút để giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn, tránh hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản.

Điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai - Ảnh 2.

Nghỉ ngơi sau khi ăn giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn - Ảnh minh họa

- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng và stress.

- Ưu tiên các món ăn có khả năng giúp giảm tiết dịch vị dạ dày như trứng, sữa, tinh bột, gừng, ngó sen,... Kiêng thức ăn chiên rán, món gỏi, đồ ăn lạnh, thực phẩm chế biến sẵn dễ gây ngộ độc. Hạn chế các món ăn quá cứng, khó tiêu hóa.

2. Thuốc

Thuốc có thể được sử dụng để điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên việc lựa chọn và sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Trong quá trình điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai, bác sĩ sẽ không sử dụng kháng sinh bởi nó có thể tác động tiêu cực đến thai nhi. Do đó, trọng tâm chính của việc điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai là bình thường hóa nồng độ axit dạ dày. 

Các thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai bao gồm: 

- Thuốc kháng axit giúp làm giảm nồng độ axit dạ dày.

Điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai - Ảnh 3.

Sử dụng thuốc kháng axit - Ảnh minh họa

- Thuốc cường động prokinetic giúp điều chỉnh hoạt động của các thành ống tiêu hóa, loại bỏ cảm giác buồn nôn ở bà bầu bị viêm dạ dày.

- Thuốc chống co thắt giúp giảm đau khi bà bầu bị viêm dạ dày cấp.

Đôi khi bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai:

- Chế phẩm men dạ dày sẽ bù đắp lại sự thiếu hụt của các tuyến bài tiết tại niêm mạc dạ dày.

- Chế phẩm enzyme cải thiện tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn hiệu quả hơn.

Lưu ý, việc sử dụng thuốc điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Bà bầu tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc.

3. Các phương pháp dân gian

Nguyên tắc điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai bằng phương pháp dân gian chính là lựa chọn những loại thảo dược có đặc tính chống viêm, bao bọc và giảm đau. Ví dụ như:

- Thảo dược giúp giảm nồng độ axit dạ dày: thì là, húng tây, rau mùi tây, lá chuối, lá oregano.

- Thảo dược giúp giảm viêm: bạc hà, hoa cúc, cây hoàng liên, hạt lanh, hạt yến mạch, cỏ nút, nghệ.

- Thảo dược có tác dụng an thần, giảm đau: lá sen, lạc tiên, vong nem, trinh nữ.

Điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai - Ảnh 4.

Thì là là thảo dược có tác dụng hỗ trợ viêm dạ dày ở phụ nữ có thai - Ảnh minh họa

Một số cách điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai phổ biến trong dân gian là:

-  Pha 12g bột nghệ với 6g mật ong để uống trước mỗi bữa ăn. Uống liên tục trong 2 - 4 tuần.

- Giã nát 30g lá mơ lông tươi, vắt lấy nước cốt để uống. Thực hiện 1 lần/ngày sẽ cho hiệu quả điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai rất tốt.

- Quả chuối hột xanh đem xắt lát mỏng rồi phơi khô. Sau đó tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần pha 2 thìa bột chuối hột với nước ấm để uống trước mỗi bữa ăn. Uống liên tục trong 15 ngày.

Việc điều trị viêm dạ dày ở phụ nữ mang thai cần đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu. Do đó, mọi phương pháp điều trị, kể cả các phương pháp dân gian cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất không nên lạm dụng các loại thảo dược, bởi sức khỏe của em bé phụ thuộc vào những gì người mẹ ăn và uống.

Tác giả: Mai Nhung