Tổng hợp những liệu pháp điều trị ung thư vú di căn phổi

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Ngoại Tổng hợp
Tổng hợp những liệu pháp điều trị ung thư vú di căn phổi
Ung thư vú di căn phổi là dạng di căn phổ biến thứ 2 sau ung thư vú di căn xương. Điều trị ung thư vú di căn phổi có những phương pháp nào và cần phải lưu ý gì?

1. Ung thư vú di căn phổi xảy ra khi nào?

Di căn là tình trạng mà tế bào ung thư của bạn bắt đầu xâm lấn tới các cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư vú di căn phổi xảy ra khi bệnh đã bước vào giai đoạn cuối của bệnh, phổ biến sau di căn xương.

Khi tế bào ung thư vú lây lan và tiến hành xâm lấn tới những cơ quan khác của cơ thể người bệnh sẽ tạo thành những khối u dạng đặc trong cơ thể với kích thước phổ biến là dưới 3cm. Vùng phát hiện tế bào ung thư di căn nhiều nhất là vùng ngoại vi phổi, không đi kèm với xẹp phổi và hạch tốn phổi.

Dấu hiệu ung thư vú di căn phổi thường gặp là:

- Ho nhiều, ho liên tục và không dứt cơn

- Ngực bị đau tức mà không rõ nguyên nhân gây khó thở

- Bị nhiễm trùng phổi

- Nguy cơ bị tràn dịch màng phổi do những tổn thương di căn làm cho quá trình tiết dịch vào khoang màng phổi bị tăng, từ đó cản trợ sự hấp thụ dịch trở lại của hệ tĩnh mạch.

- Cơ thể mệt mỏi, tụt cân đột ngột

Để phát hiện ung thư vú đã di căn phổi hay chưa bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp X-quang phổi.

2. Các phương pháp điều trị ung thư vú di căn phổi

Điều trị ung thư vú di căn phổi như thế nào khi ở giai đoạn này là giai đoạn khởi phát của nhiều biến chứng nguy hiểm? Thực tế thì ở giai đoạn ung thư vú di căn phổi cơ hội để bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn là không có mà các phương pháp điều trị ung thư vú di căn phổi được áp dụng với mục đích kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, đồng thời giảm sự đau đớn cũng như cải thiện chất lượng sống cho họ.

Một lưu ý nữa đó là bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ung thư vú di căn phổi nào phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Hiện nay có các liệu pháp phổ biến là: hoá trị, xạ trị, phẫu thuật khối u ở phổi và đặt stent.

Cụ thể:

- Hóa trị: người bệnh sẽ được tiêm thuốc hóa trị vào cơ thể. Hóa trị là liệu pháp khá phổ biến nhưng nó lại gây ra rất nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân như rụng tóc, mệt mỏi kèm chán ăn, tiêu chảy và cảm giác buồn nôn,… 

Hóa trị giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân từ 12 – 24 tháng. 

- Phẫu thuật: biện pháp được tiến hành với mục đích giúp loại bỏ toàn bộ khối u ở phổi cho bệnh nhân. Bằng cách này, người bệnh có thể sống được thêm khoảng 103 tháng. Tuy nhiên thì, nó cũng để lại những tác dụng không mong muốn chẳng như dễ gây đau đơn, khó thở, nhiễm trùng phổi,… 

- Xạ trị: là dùng các chất phóng xạ thích hợp tác động vào các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Xạ trị giúp người bệnh giảm các triệu chứng ho và đau đớn nhưng dễ khiến da bị kích ứng, viêm thực quản, viêm phổi,…

- Đặt stent: trong trường hợp các khối u chèn ép đường thở, khiến bệnh nhân khó thở, đặt stent sẽ được áp dụng với mục đích mở đường khí thông thoáng. 


Tác giả: Kim Phụng