Tìm hiểu về xạ trị trong điều trị ung thư vòm họng

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Tìm hiểu về xạ trị trong điều trị ung thư vòm họng
Xạ trị, cùng với hóa trị, phẫu thuật và chăm sóc giảm nhẹ là những phương pháp điều trị ung thư nền tảng hiện nay. Trong đó, cứ 2 bệnh nhân ung thư thì có một người được chỉ định xạ trị.

Sau khi được chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của ung thư vòm họng, căn cứ vào giai đoạn bệnh cùng nhiều yếu tố khác để đưa ra kế hoạch điều trị ung thư vòm họng thích hợp cho người bệnh.

Cùng với các phương thức chữa ung thư vòm họng khác như phẫu thuật, hóa trị,... xạ trị ung thư vòm họng cũng được xem là phương án tối ưu giúp điều trị ung thư vòm họng.

1. Xạ trị là gì?

Xạ trị, cùng với hóa trị, phẫu thuật và chăm sóc giảm nhẹ là những phương pháp điều trị ung thư nền tảng hiện nay. Trong đó, cứ 2 bệnh nhân ung thư thì có một người được chỉ định xạ trị.

Tùy thuộc vào vị trí và giai đoạn ung thư, xạ trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật và hóa trị liệu.

Nó có thể được sử dụng trước hoặc sau các phương pháp điều trị khác, tùy theo phác đồ trị liệu hiệu quả hơn. Ví dụ, xạ trị có thể được dùng để điều trị trước cùng với hóa chất, theo sau có thể được tiếp tục hóa trị bổ trợ, hoặc cũng có thể hóa trị trước rồi mới xạ trị, áp dụng quy trình nào tùy thuộc từng bệnh nhân, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh.

Hầu hết các phương pháp xạ trị hiện nay sử dụng tia X mang năng lượng cao để bắn phá các khối u. Một số phương pháp khác sẽ sử dụng tia gamma, chùm electron hoặc proton. Một số hạt vật chất có khối lượng nặng cũng có thể được sử dụng.

Bởi tia X mang năng lượng rất cao, nó có khả năng xuyên vào trong cơ thể bệnh nhân. Khi gặp các tế bào của khối u, tia X tạo tương tác phá hủy DNA và hạn chế khả năng nhân lên của chúng sau này.

Nhưng xạ trị có một nhược điểm, tia X không có khả năng phân biệt giữa các tế bào ung thư và khỏe mạnh, khiến ngay cả các mô bình thường khi tiếp xúc với tia X cũng bị thiệt hại.

Mô tế bào lành tính bị tổn thương dẫn đến các triệu chứng được gọi là tác dụng phụ. Nhẹ thì người bệnh sẽ mệt mỏi. Trong một số ít trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ phải nằm viện để điều trị các tác dụng phụ đó.

Cân nhắc liều lượng bức xạ là một cách cân bằng tốt giữa hiệu quả điều trị và tác dụng phụ. Một cách phổ biến hiện nay mà các bác sĩ sử dụng để cải thiện tỷ lệ lợi/hại là bắn nhiều chùm tia tới khối u từ các hướng khác nhau. Nếu các tia đan cài vào lên nhau, chúng có thể tối ưu tác động đến khối u trong khi giảm thiểu thiệt hại cho các mô khỏe mạnh.

2. Phương pháp điều trị ung thư vòm họng bằng xạ trị

- Xạ trị từ xa (External Beam Radiotherapy)

Xạ trị từ xa thường được áp dụng với khu vực vòm họng, đáy sọ và vùng cảnh cao góc hàm hai bên (nơi có nguy cơ di căn hạch cao) bằng các trường chiếu hai bên đối xứng. Xạ trị hệ hạch cổ thấp bằng trường chiếu thẳng cổ thấp. Phân liều xạ thông là 2 Gy/ngày, 5 ngày mỗi tuần. Tổng thời gian xạ trị hết khoảng 6,5 - 7 tuần.

Kĩ thuật xạ trị hiện đại đồng liều theo không gian 3 chiều (3D conformal ), xạ trị điều biến cường độ chùm tia ( Intensity - Modulated Radiaton Theraphy ), nâng liều xạ bằng cách tăng phân liều, tia liều nhỏ nhưng áp dụng nhiều lần trong ngày làm giảm biến chứng, tăng tác dụng diệt u, phối hợp với hóa trị khu bệnh đang ở giai đoạn muộn.

- Xạ trị áp sát

Sử dụng radium áp tại chỗ, vừa nâng được liều cao để có hiệu quả cao tại u, đồng thời giảm được tổn thương một cách tối đa cho các mô lành xung quanh. Chụp cắt lớp vi tính có thể định vị chính xác vị trí u, từ đó lập kế hoạch phân liều tối ưu, nâng hiệu quả của xạ trị áp sát.

Kết hợp xạ trị ngoài với xạ trị áp sát: phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân khi cần thiết phải nâng liều cao vào vòm họng. Sau khi xạ trị ngoài 60 Gy sẽ tiến hành nâng liều vào u vòm bằng xạ trị áp sát, có thể nâng liều thêm 15 - 20 Gy.

3. Quy trình chiếu tia xạ

Bệnh nhân điều trị ung thư vòm họng bằng xạ trị cần qua những bước sau:

- Chụp mô phỏng: Chụp CT-Scanner để dựng hình khối u.

- Lập kế hoạch xạ trị:

Hình ảnh chụp mô phỏng sẽ được chuyển sang hệ máy tính để lập kế hoạch điều trị. Từ hình ảnh mô phỏng xác định được thể tích xạ trị, thể tích khối u thô, thể tích bia lâm sàng, thể tích lập kế hoạch xạ trị, thể tích khối u sinh học và các cơ quan cần bảo vệ... Xác định số trường chiếu, góc chiếu, số lượng trường chiếu chia nhỏ ( segments ), năng lượng chùm tia và số lượng các trường chiếu. Có thể lập kế hoạch xạ trị 3D hoặc xạ trị điều biến liều.

- IMRT ( Intensity Modulated Radiation Theraphy ) giúp tập trung liều bức xạ cao nhất vào khối u và thấp nhất vào tổ chức lành để giảm biến chứng xạ tr

- Tiến hành xạ trị với máy xạ trị gia tốc. Phòng bệnh hơn điều trị bệnh là câu nói người xưa đến nay còn nguyên giá trị.

Ngoài phương pháp điều trị ung thư vòm họng bằng xạ trị, các nhà khoa học hiện nay đang nỗ lực nghiên cứu các biện pháp điều trị mới dựa trên sinh học phân tử, công nghệ gen, miễn dịch học… và bước đầu đã cho thấy hiệu quả điều trị tích cực.


Tác giả: Tuệ Nghi