Điều trị ung thư thực quản bằng phương pháp nội soi

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Điều trị ung thư thực quản bằng phương pháp nội soi
Năm 1998, Luketich - người đầu tiên áp dụng phương pháp mổ nội soi thành công đã làm thay đổi quan điểm về chiến lược điều trị ung thư thực quản.

Một số phương pháp điều trị ung thư thực quản có thể được thực hiện bằng cách đưa ống nội soi - là một ống dài, linh hoạt xuống cổ họng và vào thực quản.

Phương pháp điều trị này có thể được sử dụng để cố gắng chữa các bệnh ung thư ở giai đoạn rất sớm, hoặc thậm chí để ngăn chặn chúng phát triển. Các phương pháp điều trị khác như hóa trị, xạ trị được sử dụng chủ yếu để giúp giảm các triệu chứng từ các bệnh ung thư thực quản tiến triển hơn và không thể loại bỏ.

1. Cắt bỏ niêm mạc nội soi

Cắt bỏ niêm mạc nội soi (EMR) là một phương pháp nội soi điều trị ung thư thực quản có thể được sử dụng cho chứng loạn sản (tiền ung thư) và một số ung thư rất nhỏ ở giai đoạn đầu.

Trong kỹ thuật này, một phần của lớp lót bên trong thực quản được lấy ra bằng dụng cụ được truyền qua ống nội soi. Sau khi các mô bất thường được loại bỏ, bệnh nhân dùng thuốc gọi là thuốc ức chế bơm proton để ức chế sản xuất các acid trong dạ dày. Điều này có thể giúp điều trị ung thư thực quản, giữ cho bệnh không quay trở lại.

Tác dụng phụ phổ biến nhất của EMR là chảy máu ở thực quản, tuy nhiên chúng thường không nghiêm trọng. Các tác dụng phụ ít phổ biến hơn nhưng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm hẹp thực quản có thể cần được điều trị bằng cách nạo và chọc thủng thành của thực quản.

2. Liệu pháp quang động

Liệu pháp quang động (PDT) có thể được sử dụng để điều trị Barrett thực quản, tiền ung thư thực quản (loạn sản) và một số bệnh ung thư thực quản giai đoạn rất sớm. Nó cũng thường được sử dụng để điều trị các khối u ung thư lớn đang chặn thực quản. Trong tình huống này, PDT không có khả năng tiêu diệt tất cả các bệnh ung thư, mà chỉ có thể tiêu diệt đủ ung thư để cải thiện khả năng nuốt của bệnh nhân.

Đối với kỹ thuật này, một loại thuốc kích hoạt bằng ánh sáng gọi là porfimer sodium (Photofrin ® ) được tiêm vào tĩnh mạch. Trong vài ngày tiếp theo, thuốc có khả năng thu thập các tế bào ung thư. Một loại ánh sáng laser đặc biệt sau đó được đưa vào thông qua nội soi.

Ánh sáng này thay đổi thuốc thành một hóa chất mới có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Các tế bào chết sau đó có thể được loại bỏ một vài ngày sau đó. Quá trình này có thể được lặp lại nếu cần thiết.

Ưu điểm của PDT là nó có thể tiêu diệt các tế bào ung thư và gây rất ít tác hại đối với các tế bào bình thường. Nhưng vì hóa chất phải được kích hoạt bằng ánh sáng, nó chỉ có thể tiêu diệt các tế bào ung thư gần bề mặt bên trong của thực quản - những tế bào có thể tiếp cận được với ánh sáng.

Ánh sáng này không thể đến được các tế bào ung thư đã lan sâu hơn vào thực quản hoặc đến các cơ quan khác.

Điều trị ung thư thực quản bằng PDT có thể gây sưng ở thực quản trong vài ngày, điều này có thể dẫn đến một số vấn đề về nuốt. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm chảy máu hoặc thủng thực quản.

Một số loại thuốc sử dụng khi điều trị ung thư thực quản bằng PDT cũng ảnh hưởng tới các tế bào bình thường trong cơ thể, chẳng hạn như tế bào da và mắt. Điều này có thể làm cho bệnh nhân rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng mạnh trong nhà. Tiếp xúc quá nhiều có thể gây ra phản ứng da nghiêm trọng, đó là lý do tại sao các bác sĩ khuyên bạn nên tránh xa bất kỳ ánh sáng mạnh nào trong 4 đến 6 tuần sau khi điều trị PDT.

Phương pháp điều trị ung thư thực quản này có thể chữa một số bệnh ung thư thực quản rất sớm mà chưa lan đến các mô sâu hơn. Vì ánh sáng được sử dụng trong PDT chỉ có thể chiếu tới các tế bào ung thư gần bề mặt thực quản, nên các tế bào ung thư sâu hơn có thể bị bỏ lại và phát triển thành một khối u mới.

Những người được điều trị theo phương pháp này cần phải được nội soi theo dõi để đảm bảo ung thư không phát triển trở lại. Họ cũng cần phải dùng một loại thuốc gọi là chất ức chế bơm proton để ngừng sản xuất acid dạ dày.

3. Phương pháp nội soi cắt laze

Kỹ thuật này có thể được sử dụng để giúp mở thực quản khi nó bị chặn bởi một loại ung thư tiến triển. Điều này có thể giúp cải thiện vấn đề nuốt ở bệnh nhân.

Một chùm tia laser nhắm vào các tế bào ung thư thông qua đầu ống nội soi để tiêu diệt các mô ung thư. Laser được gọi là neodymium: yttrium nhôm garnet laser . Nội soi bằng laser có thể hữu ích khi điều trị ung thư thực quản giai đoạn sớm, nhưng ung thư thường phát triển trở lại. Vì vậy phương pháp điều trị ung thư thực quản này có thể cần phải được lặp lại mỗi tháng hoặc hai tháng 1 lần.

4. Cầm máu bằng khí Argon – Plasma (APC 2)

Kỹ thuật điều trị ung thư thực quản này giống như cắt đốt bằng laser, nhưng nó sử dụng khí argon và tia lửa điện áp cao được truyền qua đầu ống nội soi nhằm kiểm soát sự chảy máu và diệt các mô bất thường. Tia lửa làm cho khí đạt đến nhiệt độ rất cao, sau đó có thể nhắm vào khối ung thư. Kỹ thuật điều trị ung thư thực quản bằng điện cao tần này được sử dụng để giúp bỏ khối u chặn thực quản cho những người gặp khó khăn khi nuốt.

5. Đặt stent thực quản

Stent là một thiết bị mà một khi được đặt vào vị trí nó tự mở rộng để trở thành một ống giúp giữ thực quản mở. Hầu hết các stent thường được làm bằng kim loại, nhưng chúng cũng có thể được làm bằng nhựa. Bằng phương pháp nội soi, ống stent có thể được đặt vào thực quản theo suốt chiều dài của khối u.

Stent hoạt động tốt như thế nào tùy thuộc vào loại được sử dụng và nơi nó được đặt. Stent sẽ làm giảm khó nuốt cho hầu hết bệnh nhân ung thư thực quản. Chúng thường được sử dụng sau các phương pháp điều trị ung thư thực quản nội soi khác để giúp giữ thực quản mở.

Nguồn: https://www.cancer.org/cancer/esophagus-cancer/treating/endoscopic-treatments.html


Tác giả: Anh Dũng