Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý khác nhau của bệnh nhân, bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của bệnh, sức khỏe như thế nào mà bác sĩ chủ trị sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.
Phẫu thuật là phương pháp thường được chỉ định áp dụng với bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu, khi mà tế bào ung thư chưa lan ra, khối u còn nhỏ. Phẫu thuật trong điều trị ung thư miệng bao gồm các dạng sau:
- Phẫu thuật để cắt bỏ khối u
Ở giai đoạn đầu khi khối u vẫn còn nhỏ, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng với một vùng nhỏ mô lành xung quanh.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư miệng cho giai đoạn đầu (Ảnh: Internet)
Mục đích của việc cắt mô lành là để hạn chế thấp nhất sự tái phát của tế bào ung thư. Có một vài trường hợp có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u nhưng do kích thước quá lớn sẽ phải căt đi 1 phần xương hàm hay lưỡi.
- Phẫu thuật để loại bỏ tế bào ung thư đã lan rộng đến cổ
Khi các tế bào bị ung thư đã di căn sang các hạch bạch huyết ở dưới cổ thì bệnh nhân sẽ được chỉ đinh thực hiện phẫu thuật vùng cổ để loại bỏ hạch này.
- Phẫu thuật để tái tạo vùng miệng
Do phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư miệng một phần đã cắt đi tổ chức ban đầu của khoang miệng, chính vì thế nên sẽ có một phẫu thuật tái tạo lại vùng miệng để tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng của vùng miệng.
Lưu ý rằng quá trình thực hiện phẫu thuật bệnh nhân sẽ bị chảy máu và có thể nhiễm trùng nên có ảnh hưởng đến việc ăn uống, giao tiếp hay sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân không nên lo lắng mà cần phải kiên trì để được như ban đầu.
Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư miệng dùng hóa chất trực tiếp truyền vào cơ thể. Lúc này ung thư khoang miệng thường ở giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã lan rộng cần phải truyền hóa chất để ức chế sự phát triển của chúng và giảm đau đớn cho bệnh nhân.
Truyền hóa chất trong hóa trị - Minh họa (Ảnh: Internet)
Để hiệu quả hơn, hóa trị có thể được chỉ định kết hợp với xạ trị.
Xạ trị là phương pháp sử dụng một chùm năng lượng cao, thường sử dụng nhất là tia X để tiêu diệt những tế bào bị ung thư.
Với ung thư miệng được phát hiện ở giai đoạn sớm, xạ trị gần như là phương pháp giúp hỗ trợ loại bỏ hoàn toàn khối u. Lúc này, xạ trị sẽ giúp thu nhỏ khối u để phẫu thuật được đơn giản hơn.
Tác dụng phụ của xạ trị là da bỏng và đỏ. Bệnh nhân có khả năng bị cứng hàm gây khó khăn cho việc ăn uống hay nói chuyện. Một vài bệnh nhân sau khi xạ trị xong có thể xuất hiện những vết loét, nướu bị chảy máu và răng bị sâu.
Xạ trị vùng miệng sẽ có những tác dụng phụ như môi miệng bỏng rát, chảy máu trong,.. (Ảnh: Internet)
Ngoài 3 phương pháp điều trị ung thư miệng phổ biến kể trên thì còn hai phương pháp khác là điều trị xâm lấn vết thương nhỏ và điều trị mục tiêu.
- Liệu pháp điều trị xâm lấn vết thương nhỏ: phương pháp điều trị này được thực hiện bằng việc tiêm trực tiếp vào khối u hoặc truyền thuốc vào tĩnh mạch.
- Điều trị mục tiêu: thuốc điều trị mục tiêu được sử dụng nhắm trực tiếp vào những tế bào bị ung thư. Phương pháp này được xem là có ít tác dụng phụ hơn so với hai phương pháp xạ trị và hóa trị.
Tóm lại, các phương pháp điều trị ung thư miệng khác nhau sẽ có những hiệu quả và phù hợp với thể trạng khác nhau của người bệnh. Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì bạn cần phải có chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ quá trình điều trị.