Khi mới phát hiện ra bệnh tiểu đường, nhiều người hoảng sợ vì phải nhận "án tử hình". Nhưng với sự phát triển của y học, ngày nay có thể điều trị tiểu đường bằng thuốc và ngăn chặn các biến chứng của nó. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp sai lầm trong khi sử dụng thuốc điều trị tiểu đường.
Một trong những nguyên tắc khi điều trị tiểu đường mà bệnh nhân nào cũng cần nắm rõ đó là không sử dụng thuốc khi phát hiện đường huyết bất ổn. Tuy nhiên, do lo sợ những biến chứng của bệnh mà nhiều người ngay lập tức sử dụng thuốc, bỏ qua giai đoạn điều trị tiểu đường không dùng thuốc.
Các bác sĩ đã chỉ ra rằng thuốc điều trị tiểu đường chỉ cần thiết khi đường huyết quá cao, ở mức có khả năng hôn mê, cần phải cấp tốc hạ xuống. Khi bị tiểu đường, nguyên tắc điều trị đầu tiên hướng đến chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập hợp lý, nếu vẫn không giảm được đường huyết thì mới dùng thuốc.
Mặc dù y học đã phát triển, liều thuốc giúp ngăn chặn và giảm thiểu biến chứng của tiểu đường đã khả thi tuy nhiên nhiều bệnh nhân có tâm lý ỷ lại vào thuốc và hiểu lầm rằng uống thuốc sẽ làm hạ đường huyết, sau đó cứ ăn uống bình thường.
Đây là quan niệm vô cùng nguy hiểm vì nếu quên uống thuốc, đường huyết của người bệnh có thể tăng vọt dẫn đến hôn mê. Chưa kể đến việc lượng đường đưa vào máu cao khiến thận phải làm việc quá mức, lỗ lọc dần to lên nên không đảm bảo chức năng lọc của thận. Sự dày màng đáy mao mạch cầu thận gây xơ cầu thận, dẫn đến giảm mức lọc cầu thận và cuối cùng là suy thận.
Nếu ỷ lại vào thuốc mà đường huyết kiểm soát không tốt, dần dần gây rối loạn chuyển hóa lipid, làm ảnh hưởng đến chức năng gan, đưa bệnh nhân vào vòng luẩn quẩn tăng liều thuốc - tăng gánh nặng cho gan.
Đa phần các bệnh nhân mắc tiểu đường thường đi kèm mỡ máu tăng cao do sự rối loạn chuyển hóa glucid kéo theo rối loạn chuyển hóa lipid. Đây cũng chính là nguyên nhân chính gây nên các mảng bám trên thành mạch, gây xơ vữa mạch máu. Do đó người bệnh dễ mắc thêm các bệnh khác như cao huyết áp, mạch vành tim.
Một sự thật rằng 70% những người mắc bệnh tiểu đường bị tử vong vì biến chứng mạch máu vừa kể trên. Vì thế, để bảo vệ và suy trì sức khỏe của bản thân, bệnh nhân điều trị tiểu đường bên cạnh uống thuốc điều trị đường huyết cần quan tâm điều trị các bệnh kèm theo.
Nhiều bệnh nhân vẫn cho rằng chỉ cần uống thuốc khi đường huyết bất ổn, tuy nhiên chính sai lầm này đã khiến đường huyết tăng vọt khó kiểm soát, tỷ lệ hôn mê cao hơn.
Bản chất của tiểu đường là bệnh mãn tính, vì vậy người bệnh phải sống với thuốc điều trị tiểu đường đến cuối đời hoặc kiểm soát nó bằng phương pháp khác. Chỉ một chút chủ quan cho rằng đường huyết đã ổn có thể khiến nguy cơ tử vong lớn hơn rất nhiều.
Khi đang dùng thuốc, bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều từ từ dựa trên mức đường huyết sau khi nhịn ăn 8 giờ, đường huyết sau ăn 2 giờ, mức HbA1c mỗi 3 tháng, chế độ ăn và hoạt động thể chất của người bệnh.
Tất cả các người bệnh khi phát hiện mình mắc bệnh thường có tâm lý lo sợ, vái tứ phương mong muốn khỏi bệnh. Chính vì vậy nhiều bệnh nhân chọn cách điều trị tiểu đường bằng thảo dược, cây cỏ xung quanh do truyền miệng. Điều này dẫn đến những hậu quả nguy hiểm sau:
- Mỗi cây cỏ, dược liệu đều cần được xác định tính vị, vì khi dùng lâu dài tính hàn quá hay nhiệt quá cũng không tốt. Vì vậy trong y học cổ truyền, khi điều trị bệnh mãn tính, thường ít dùng độc vị mà thường phối hợp nhiều dược liệu thành bài thuốc theo nguyên lý quân - thần - tá - sứ và cân bằng. Chúng có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, vừa tác động nhiều mặt đến bệnh, vừa quân bình âm dương để đảm bảo dùng được lâu dài.
- Những cây cỏ chưa được xác định đầy đủ công dụng và liều dùng mà sử dụng theo ước lượng, sẽ không đảm bảo mang lại hiệu quả điều trị tốt. Tác dụng không mong muốn kèm theo có thể ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể, gây một số độc tính, nếu sử dụng vô tội vạ.
>> 6 cách giúp bạn kéo dài tuổi thọ khi bị đái tháo đường type 2