Điều trị tiền đái tháo đường không dùng thuốc

Điều trị tiền đái tháo đường không dùng thuốc
Tiền đái tháo đường nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa tăng đủ để chẩn đoán đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt đường máu thì sau một thời gian sẽ tiến triển thành bệnh đái tháo đường.

Đối với người bình thường, sau khi ăn, tuyến tụy tiết ra insulin vào máu. Khi insulin lưu thông, nó hoạt động như một chìa khóa mở ra cánh cửa cho phép đường vào các tế bào, để giúp tạo năng lượng cho cơ thể và giúp làm giảm lượng đường máu. 

Trong khi đó, ở người tiền đái tháo đường, quá trình này bắt đầu làm việc không chính xác. Tuyến tụy bắt đầu không tiết đủ insulin hoặc các tế bào trở nên đề kháng với insulin, làm cho đường thay vì vào các tế bào thì tích tụ trong máu khiến đường huyết cao hơn bình thường.

1. HbA1c - chỉ số quan trọng đánh giá mức độ bệnh đái tháo đường

Xét nghiệm đái tháo đường được làm phổ biến nhất là xét nghiệm đường máu. Lượng đường trong máu khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ ở mức 5,6-6,9 mmol/lít hoặc 2 giờ sau khi uống dung dịch có đường ở mức 7,8-11,0 mmol/lít được xem là tiền đái tháo đường. Trên những mức chỉ số này thì được chẩn đoán là đái tháo đường. 

Tuy nhiên, hiện nay một chỉ số rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ bệnh đái tháo đường mà người bệnh nên quan tâm, đó là chỉ số HbA1c. Với xét nghiệm HbA1c, người bệnh không cần nhịn ăn và kết quả sẽ cho biết về sự dao động đường máu trong 2-3 tháng gần đây. Khi mức HbA1c từ 5,5%-6,5% thì được xem là tiền đái tháo đường.

Ảnh 3.

Tiền đái tháo đường có thể kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thảo dược thích hợp

2. Tiền đái tháo đường có nguy hiểm?

Nếu không kiểm soát tốt đường máu sau một thời gian khoảng 5-10 năm, sẽ tiến triển thành bệnh đái tháo đường. Thời gian kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến các hệ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mạch máu và thần kinh.

Đối với người tiền đái tháo đường, chế độ ăn uống, tập luyện, duy trì cân nặng và sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược (khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina...) sẽ là biện pháp tối ưu nhất giúp lượng đường trong máu trở về bình thường.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiền đái tháo đường có thể khác nhau tùy mỗi người do sở thích, thói quen. Tuy nhiên, cần nắm một số nguyên tắc quan trọng trong chế độ dinh dưỡng như sau: Kiểm soát lượng bột đường ăn vào (tránh ăn đường cát, đồ uống ngọt, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả ít ngọt); lượng chất đạm khoảng 1 g/kg cân nặng/ngày; ăn cá ít nhất 3 lần/tuần; nên chọn loại mỡ không bão hòa như dầu lạc, vừng, ôliu...; không nên uống quá một lon bia một ngày; nếu có thói quen hút thuốc lá thì nên ngưng hẳn.

Hình thức tập thể dục đơn giản và dễ áp dụng nhất là đi bộ tổng cộng 150 phút/tuần, không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Chú ý, không nên luyện tập thể dục quá sức khi đường huyết chưa ổn định.

Ngay khi có chẩn đoán tiền đái tháo đường thì việc sử dụng các thảo dược giúp hạ và ổn định đường huyết cũng như giảm chỉ số HbA1c là rất cần thiết. Nghiên cứu cho thấy chất charantin, polypeptid-P và vicine trong khổ qua (mướp đắng), hay hoạt chất GS4 trong dây thìa canh giúp ức chế sự chuyển hóa và hấp thu đường trong cơ thể, không những làm giảm đường huyết mà còn làm giảm chỉ số HbA1c. 

Từ đó sẽ hạn chế việc tiến triển bệnh đái tháo đường cũng như phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm sau này.


>> Phát hiện cách NẤU CƠM "lạ" giúp bạn thoát 50% nguy cơ tiểu đường

Tác giả: NLĐ