Điều trị thiếu máu khi mang thai bằng cách nào?

Điều trị thiếu máu khi mang thai bằng cách nào?
Thiếu máu khi mang thai là bệnh phổ biến trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng biết cách điều trị thiếu máu khi mang thai.

Thiếu máu có thể xảy ra bất kì ai, đặc biệt là bà bầu bởi nhiều bà bầu có lượng sắt khá thấp vì trước đó họ bị mất sắt thông qua chu kì kinh nguyệt mỗi tháng. Trong thời gian thai kỳ, bạn sẽ không có kinh nguyệt bởi vậy đây chính là khoảng thời gian bổ sung sắt cho cơ thể tốt nhất.

1. Thiếu máu khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Trường hợp hiếu máu nhẹ khi mang thai thường chỉ ảnh hưởng đến người mẹ. Theo bản năng, tự nhiên thai nhi sẽ biết cách lấy đủ chất sắt để tăng trưởng và phát triển não bộ.  Em bé lấy đủ sắt dự trữ cho vài tháng đầu tiên sau sinh nên sẽ không bị thiếu sắt trong giai đoạn này. Khi bé bắt đầu tập ăn, mẹ bầu nên cho bé ăn ăn các loại thức ăn đặc có chứa sắt như ngũ cốc, bé sẽ có thêm nguồn sắt bổ sung.

Ảnh 1.

Theo bản năng, tự nhiên thai nhi sẽ biết cách lấy đủ chất sắt để tăng trưởng và phát triển não bộ (ảnh Internet).

Có rất ít trường hợp em bé bị thiếu sắt lúc sinh. Ngược lại, em bé còn thừa sắt trong thời điểm đó. Lý do là trẻ sơ sinh dự trữ sắt quá mức cần thiết, dẫn đến triệu chứng vàng da và mắt tạm thời.

Thiếu máu khi mang thai nếu không điều trị kịp thời, đúng phương pháp có thể dẫn đến nguy cơ sinh non hoặc em bé sau sinh bị nhẹ cân. Vì thế, trong quá trình mang thai, bà bầu cần bổ sung đầy đủ chất sắt cho cơ thể.

Ảnh 2.

Bà bầu bị thiếu máu thai kỳ có nguy cơ sinh non (ảnh Internet).

Đọc thêm:

Top thức uống lợi sữa cho phụ nữ sau sinh

Những thực phẩm bổ sung sắt an toàn cho bà bầu

2. Điều trị thiếu máu khi mang thai bằng cách nào?

Theo các bác sĩ, có nhiều cách để điều trị thiếu máu khi mang thai và một vài cách điều trị đơn giản là:

- Bổ sung sắt cho bà bầu bằng sắt dạng viên hoặc dạng nước là một trong những cách điều trị thiếu máu khi mang thai. Trong thời gian mang thai, bà bầu thường được bác sĩ kê đơn thuốc bổ sung Ferrous Sulphate để phòng ngừa trường hợp thiếu máu thai kỳ có thể xảy ra.

Ảnh 3.

Điều trị thiếu máu khi mang thai bằng cách nào? (ảnh Internet).

 - Bổ sung axit folic. Có thể bổ sung axit folic cùng lúc với chất sắt mà không lo làm hại đến sức khỏe.

- Bổ sung vitamin B12 dạng thuốc, thực phẩm chứa năng hoặc bổ sung qua thực phẩm hàng ngày. Nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin B12 là trứng, thịt và sữa.

- Bổ sung vitamin C cũng cần thiết cho quá trình hấp thu sắt cũng là một phương pháp điều trị thiếu máu khi mang thai bạn cần ghi nhớ. Lưu ý khi bổ sung vitamin C bằng các thực phẩm giàu vitamin C, bạn nên đảm bảo ngày nào cũng có thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn.

-Tăng cường sắt qua chế độ ăn uống. Sắt được tìm thấy có chứa nhiều trong các loại thịt đỏ và rau xanh như bông cải xanh, cải đường, đậu…

Ảnh 4.

Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ (ảnh Internet).

 - Nếu thiếu máu trầm trọng bà bầu phải thực hiện truyền máu.

Sau vài tuần điều trị, nồng độ sắt sẽ trở về mức bình thường. Nếu không, bạn cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để tìm hiểu nguyên nhân gây thiếu máu thai kỳ. Trong quá trình sinh em bé, mẹ bầu mất rất nhiều máu, vì vậy cần đặc biệt chú ý bổ sung máu sau sinh. 6 tuần sau khi sinh là thời điểm thích hợp để bạn làm lại một số xét nghiệm máu.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lối sống khoa học hơn cũng là cách giúp cải thiện sắt cho cơ thể mẹ bầu.

Lưu ý, khi uống thuốc bổ sung sắt sẽ có tác dụng phụ là táo bón, do vậy, mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả tươi và các thực phẩm cung cấp chất xơ để giúp nhuận tràng, cải thiện hiện tượng táo bón.

Phải làm gì khi mẹ bầu sợ kim tiêm?

Chỉ có một cách duy nhất để chẩn đoán thiếu sắt là thực hiện các xét nghiệm máu. Máu được lấy từ tĩnh mạch phía trong khuỷu tay.

Ảnh 5.

Chỉ có một cách duy nhất để chẩn đoán thiếu sắt là thực hiện các xét nghiệm máu (ảnh Internet).

Nếu bà bầu sợ kim tiêm thì cần thông báo trước với bác sĩ hoặc y tá. Gây tê, chườm nóng và uống nhiều nước sẽ giúp lấy máu dễ dàng hơn. Bà bầu có thể đi cùng người thân và yêu cầu y tá giàu kinh nghiệm lấy máu để an tâm hơn.


Tác giả: Yến Anh