4 điều cần nhớ về căn bệnh sốt xuất huyết

4 điều cần nhớ về căn bệnh sốt xuất huyết
Việc điều trị sốt xuất huyết hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Bởi y học hiện nay, chưa hề có bất kỳ một loại thuốc đặc trị nào dành cho căn bệnh này, cũng như chưa hề có loại vaccine nào phòng chống được căn bệnh nguy hiểm này.

Việc điều trị sốt xuất huyết hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Bởi y học hiện nay, chưa hề có bất kỳ một loại thuốc đặc trị nào dành cho căn bệnh này, cũng như chưa hề có loại vaccine nào phòng chống được căn bệnh nguy hiểm này.

Nhất là trong thời điểm sốt xuất huyết bùng phát, hàng triệu kẻ gian tự phong cho mình là thần y, dựa vào tâm lý hoang mang của người bệnh để lừa đảo. Vì vậy bệnh nhân, cũng như người nhà cần tỉnh táo, bởi việc điều trị sốt xuất huyết không đúng cách sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường.

>>> Tìm hiểu thêm:  Bệnh sốt xuất huyết là gì?

1. Nguyên nhân và triệu chứng sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát thành dịch và nhất là trong thời điểm mùa mưa, tại những khu dân cư. Bởi muỗi vằn sống quanh con người, nơi chúng có thể hút máu để sống và cũng là nơi có điều kiện môi trường sống thích hợp.

Sốt xuất huyết do một loại virus có tên Dengue sống trong muỗi vằn gây ra. Muỗi vằn sẽ truyền virus vào cơ thể con người khi hút máu, thậm chí virus này có thể truyền sang cho đời con. Nên vào mùa mưa chính là mùa muỗi sinh sản, dịch bệnh sẽ bùng phát rất nhanh.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết không rõ rệt, thường dễ nhầm lẫn với bệnh sốt rét, sốt virus, sốt cảm lạnh,..Bệnh nhân sẽ cảm thấy sốt cao, cơ thể đau nhức, cơ thể dễ mất nước, khiến sức khỏe người bệnh suy giảm nhiều. Sau khi ngừng sốt sẽ xuất hiện: phát ban, xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, máu cam, đi đại tiện kèm máu,...

2. Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh này đều tự tiết ra kháng thể chống lại bệnh và khỏi sau 14 ngày mà không cần đến bệnh viện để điều trị sốt xuất huyết. Tuy nhiên sẽ có khoảng 20% trong số đó mắc bệnh nặng và có ít nhất 2,5% trong số đó sẽ dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì những biến chứng mà nó gây ra quả thực tàn khốc. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như: biến chứng sốc, biến chứng hụt tiểu cầu, biến chứng xuất huyết nội tạng, suy gan, suy thận, suy tim,...thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

3. Điều trị sốt xuất huyết như thế nào?

Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao trong khoảng 3-6 ngày mang bệnh. Trong giai đoạn này, người nhà tuyệt đối không cho bệnh nhân uống thuốc bừa bãi. Việc cần làm đầu tiên là cắt được cơn sốt, nhờ uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Giai đoạn này bệnh nhân có thể điều trị tại nhà. Nếu sau 3 ngày chưa hết sốt, cần theo dõi bệnh nhân tại bệnh viện.

Sau khi cắt được cơn sốt, cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, bởi giai đoạn này sự nguy hiểm luôn rình rập người bệnh. Nếu mắc thể nhẹ thì người bệnh sẽ chỉ xuất hiện phát ban và cơ thể mệt mỏi, sau đó chuyển sang giai đoạn hồi phục. Nếu thể nặng người bệnh sẽ có một sốt biểu hiện xuất huyết như: đi cầu ra máu, chảy máu chân răng,...

Việc điều trị sốt xuất huyết bác sĩ cần dựa trên tình trạng sức khỏe kết hợp với các chỉ số xét nghiệm của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Lúc nãy việc điều trị nhằm mục đích phòng các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh sốt xuất huyết cần được bù khoáng và bù nước, bổ sung nhiều vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

4. Người sốt xuất huyết nên và không nên ăn gì?

Sau quá trình điều trị sốt xuất huyết thành công, cơ thể người bệnh thường bị suy nhược trầm trọng, người bệnh cần nhớ những điều sau:

Nên: Sử dụng thực phẩm giàu dinh dưỡng như cháo, súp, ngũ cốc, tốt cho hệ tiêu hóa mà lại chứa nhiều dưỡng chất. Cần bổ sung đạm, có chứa nhiều trong thịt, trứng, sữa, tuy nhiên không nên ăn trứng gà vì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Nên ở trong phòng mát, kín đáo. Ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C như: cam, chanh, bưởi,kiwi,...

Không nên: Không nên xông hơi, không tắm nước quá nóng, không ăn đồ cay nóng, không ăn đồ chiên rán, không sử dụng chất kích thích, không vận động quá sức,...trong quá trình mang bệnh.


Tác giả: Vũ Minh Ngọc