Bệnh kiết lỵ khiến người bệnh đi vệ sinh nhiều lần trong cùng một ngày. Nguyên nhân tới từ sự tấn công của các loại vi khuẩn Shigella hay Entamoeba histolyca. Bệnh thường có biểu hiện đau bụng, đi vệ sinh nhiều lần, sốt nhẹ, phân lỏng nhiễm máu. Điều này gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống mỗi người.
Để không rơi vào trường hợp như vậy, mọi người cần chủ động phòng ngừa bệnh kiết lỵ thông qua việc gìn giữ môi trường vệ sinh sạch sẽ. Thực phẩm sử dụng không được sống, tránh xa các mối hiểm nguy từ gián, ruồi nhặng. Trước khi chế biến, thực phẩm phải được rửa sạch để loại bỏ các loại vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể.
Nếu không may mắc bệnh kiết lỵ, bạn cũng không cần quá lo lắng. Dưới đây gồm một vài bài thuốc dân gian dùng để điều trị kiết lỵ đã được sử dụng bao đời nay. Bạn có thể tham khảo để không còn lo mỗi khi gặp căn bệnh này nữa.
Rau sam rất phổ biến trong dân gian (Ảnh: Kienthuc.net.vn)
Theo y học dân gian truyền lại, rau sam có vị chua, tính hàn và có công dụng điều trị kiết lỵ, trị giun sán và chữa mụn nhọt.
Cách dùng rau sam điều trị kiết lỵ gồm luộc rau sam hoặc nấu cháo rau sam ăn hàng ngày. Triệu chứng đau bụng xuất hiện lúc nào thì lập tức hái rau sam với cây cỏ sữa tươi về. Sau đó, sắc chúng thành nước để uống. Nếu bệnh trở nặng, đi vệ sinh ra máu thì sắc bổ sung thêm cây nhọ nồi, rau má để chữa trị kịp thời.
Bên cạnh một thức quả thơm ngon, hồng xiêm còn là một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả (Ảnh: Gasbimbi.vn)
Hồng xiêm vốn được biệt tới như một loại trái cây hấp dẫn với hương vị thơm ngon. Ở Nam Bộ, trái có tên sabôchê (trái lồng mứt). Còn ở ngoài Bắc, trái được gọi bởi cái tên hồng xiêm. Hồng xiêm có vị chát, tính bình, giàu dinh dưỡng nên cũng có thể dùng để điều trị kiết lỵ hiệu quả.
Cách chế biến bài thuốc này không có gì khó khăn. Bạn cắt trái hồng xiêm xanh thành các lát mỏng rồi phơi khô, sao vàng dùng dần. Mỗi lần bị tiêu chảy, bạn lấy khoảng 10 lát hồng xiêm phơi khô, sao vàng rồi sắc với nước. Chú ý, lượng nước phải đủ để ngập hồng xiêm.
Bài thuốc này uống ngày 2 lần thì bệnh sẽ nhanh chóng suy giảm. Không nên cho trẻ nhỏ uống bài thuốc này đặc quá. Trước khi cho trẻ uống, người lớn cần nếm thử trước để kiểm tra mùi vi bài thuốc.
Lá mơ lông có ở ba miền trên đất nước ta (Ảnh: Youtube)
Theo dân gian truyền lại, lá mơ lông (lá thúi địt theo cách gọi ở vài vùng miền Trung và Nam Bộ) có khả năng điều trị kiết lỵ. Y học cổ truyền cho rằng lá mơ lông chứa vị đắng chát, tính mát hỗ trợ được việc sát khuẩn.
Để làm bài thuốc chữa kiết lỵ, bệnh nhân hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ rồi trộng cùng một quả trứng ga ta. Sau đó, bạn hấp cách thủy hay nướng hỗn hợp này trên chảo (nên lót thêm lá chuối). Một ngày dùng 2 hoặc 3 lần liên tục trong 3 tới 4 ngày sẽ giúp bệnh nhân khỏi bệnh.
Chú ý, trong quá trình làm, việc chiên dầu mỡ phải tránh vì bệnh kiết lỵ đại kỵ với chất dầu, chất béo.
Ngoài cách làm trên, lá mơ lông sắc nước uống trực tiếp cũng có hiệu quả cao. Đây hiện đang là một loại thực phẩm đặc sản được nhiều người ưa chuộng tại các nhà hàng khách sạn.
Ảnh: Youtube
Các chất chống oxy hóa trong ổi có khả năng chữa được nhiều loại bệnh. Với bệnh kiết lỵ, ổi có công dụng làm co mạch, se da, giảm xuất huyết và kích thích màng ruột cũng như làm dịu nhanh chóng các triệu chứng cấp của bệnh.
Ổi cũng có thể làm theo nhiều cách nhau để tạo ra bài thuốc điều trị kiết lỵ hiệu quả.
Cách 1: sắc kỹ 20g búp ổi, 10g gừng nước, 20g gạo rang, 20g vỏ măng cụt lấy nước uống trong ngày nhiều lần.
Cách 2: cắt nhỏ 20g búp ổi (sao qua trước), 10g vỏ quýt khô, 10g gừng nướng chín rồi sắc cùng 400ml nước cho tới khi còn 100ml thì thôi. Lượng thuốc chia nhỏ ra để uống 2 lần mỗi ngày.
Cách 3: thái nhỏ 20g búp ổi, 8g củ riềng, 16g củ sả rồi sao qua, sắc lấy nước đặc uống. Chú ý, loại thuốc này chỉ nên uống ngay trong ngày.
Cách 4: sắc cùng một lúc 20g lá ổi, 20g vỏ bưởi phơi khô, 10 lá chè tươi, 2 lát gừng tươi cho tới khi được thì mang ra uống.
Nếu tiêu chảy ở dạng nhẹ, bẹn có thể lấy ngay 5 – 7 búp ổ tươi, rửa sạch rồi nhai cùng với bài ba hạt muối, mỗi ngày 2 – 3 lần là được.
Bên cạnh các bài thuốc trên, bạn còn có thể áp dụng thêm nhiều bài thuốc dân gian khác. Đặc biệt, các bài thuốc này đều được thực hiện bởi các nguyên liệu dễ kiếm ngay trong vườn nhà của bạn.
- Nước lá diếp cá chữa bệnh kiết lỵ rất tốt. Bạn chỉ cần sắc lá diếp cá với nước rồi uống mỗi ngày 2 – 3 lần là được.
- Sắc 25g rau sam, 20g lá phượng, 15g bông mã đề, 15 rễ mơ lông tới khi nào còn một nửa lượng nước thì dừng. Mỗi ngày chia ra uống hai lần.
- Sắc 12g rau má, 12g cây nhọ nồi, 12g hoạt thanh, 6g hoàng đằng cùng với 500ml nước. Tới khi chỉ còn 200ml thì dừng lại. Sau dó, bạn chia thuốc ra và mỗi ngày uống hai lần.
- Nấu cháo nóng rau dền với ý dĩ. Mỗi ngày nên ăn một bát.
- Tán thành bột mơ tam thể, anh túc xác, cỏ sữa mỗi thứ khoảng 12g, hoàng đằng 20g. Sau đó, hòa bột này với trà cho bệnh nhân uống.