Cảm lạnh là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em và khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, căn bệnh này sẽ không còn là nỗi lo nếu bố mẹ biết cách điều trị cảm lạnh cho trẻ.
Đảm bảo lượng nước trong cơ thể là điều quan trọng nhất khi điều trị cảm lạnh cho trẻ. Bởi khi bị cảm lạnh, cơ thể của trẻ thường có xu hướng mất nước. Đối với trẻ nhỏ, sữa mẹ và nước lọc là những nguồn cung cấp nước an toàn nhất. Đồ uống điện giải có thể dùng để thay thế các chất dinh dưỡng khi trẻ biếng ăn. Tuy nhiên, chúng lại không được khuyến khích nếu thay thế cho một nửa lượng chất lỏng trong ngày.
Sổ mũi và nghẹt mũi là những biểu hiện thường gặp của căn bệnh cảm lạnh. Do đó, khoang mũi của trẻ thường có lượng chất nhầy rất lớn, khiến trẻ hít thở rất khó khăn. Mặt khác, phần lớn trẻ nhỏ đều không biết xì mũi đúng cách. Vì vậy mà vi khuẩn thường xâm nhập sâu vào bên trong khoang mũi của trẻ, khiến việc điều trị cảm lạnh cho trẻ trở nên khó khăn hơn.
Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần hướng dẫn cho trẻ xì mũi đúng cách. Sau khi xì mũi, bố mẹ cũng cần vệ sinh khoang mũi cho trẻ bằng nước muối và khăn mềm. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần vệ sinh tay của trẻ sau khi xì mũi để tránh lây lan bệnh.
Nhiều ông bố, bà mẹ cho rằng trẻ cần phải kiêng tắm rửa mỗi khi bị cảm lạnh. Tuy nhiên, đây là quan niệm không đúng khi điều trị cảm lạnh cho trẻ, thậm chí khiến trẻ chậm hồi phục hơn. Bởi nếu không vệ sinh, các vi khuẩn bám trên da của trẻ sẽ không được loại bỏ. Do đó, trong quá trình điều trị cảm lạnh cho trẻ, bố mẹ vẫn nên vệ sinh thân thể cho con của mình.
Thông thường, khi bị ốm, trẻ cần được vệ sinh bằng nước ấm và khăn mềm. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể pha nước tắm cho trẻ với gừng và lá húng quế. Bên cạnh tắm, các nguyên liệu trên còn có thể được tận dụng để trẻ ngâm chân. Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp nào, bố mẹ cũng không nên để trẻ ngâm nước quá lâu. Thời gian tắm phù hợp khi trẻ ốm là từ 5 đến 10 phút.
Sức để kháng tốt là một trong những lý do giúp trẻ nhanh chóng hồi phục khi bị cảm lạnh. Để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bố mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bố mẹ nên bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu vitamin A, C và chất đạm.
Nếu trẻ khó ăn, bố mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn lỏng và dễ tiêu như cháo hoặc súp. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn của trẻ để trẻ dễ hấp thu hơn.
Sốt cũng là một triệu chứng thường gặp ở trẻ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt quá cao hoặc kéo dài thì đó là một vấn đề nghiêm trọng. Do đó, khi điều trị cảm lạnh cho trẻ, bố mẹ cần chú ý đến thân nhiệt của trẻ để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, giữ thân nhiệt ổn định cũng là một điều quan trọng. Để giữ thân nhiệt ổn định, bố mẹ cần tránh để trẻ vận động quá nhiều. Thay vào đó, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và ngủ ngủ giấc. Đồng thời, bố mẹ cũng cần giữ ấm cơ thể của trẻ. Đặc biệt là các bộ phận như ngực, bụng, lưng và bàn chân. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên cho trẻ mặc quá nhiều áo. Bởi điều này sẽ khiến mồ hôi thấm ngược trở lại vào cơ thể của trẻ.
Tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh là điều vô cùng nguy hiểm khi điều trị cảm lạnh cho trẻ. Tuy nhiên, không ít ông bố, bà mẹ vẫn còn khá chủ quan trong vấn đề này. Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, bố mẹ nên cho trẻ đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là khi trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, tức ngực, thở gấp, ngủ lịm… Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý đến các loại thuốc mà trẻ sử dụng. Ví dụ như thông tin liên quan đến tương tác thuốc, tác dụng phụ và độ tuổi sử dụng thuốc.
Sức đề kháng yếu là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh cảm lạnh. Do đó, bố mẹ cần chú ý đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường.