Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên và dễ mắc bệnh cảm cúm cũng như dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm do cảm cúm gây ra do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
Những đối tượng trẻ mắc các bệnh lý như hen suyễn hoặc có vấn đề bất thường về thần kinh, trẻ mắc bệnh mạn tính hoặc trẻ có bệnh lý tim mạch, bệnh về máu, nội tiết hoặc gan đều khiến các biến chứng cảm cúm ở trẻ nhỏ xảy ra cao và nguy hiểm hơn.
Thực tế cho biết, đa số các trẻ nhỏ khi bị mắc cảm cúm đều có thể tự hồi phục từ 1 đến 2 tuần mà không cần nhận điều trị bệnh. Tuy nhiên, cảm cúm ở trẻ nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng dưới đây thì trẻ cần được theo dõi:
- Triệu chứng trẻ thở nhanh hoặc bị khó thở do cảm cúm gây ra.
- Dấu hiệu nhận thấy da trẻ bị tím tái.
- Khi trẻ bị đau tức ngực hoặc bụng.
- Đối với trẻ cảm cúm bị co giật vô cùng nguy hiểm.
- Nếu trẻ bị nôn nhiều hoặc không uống nước được.
- Cảm thấy trẻ rất kích thích hoặc li bì, khó đánh thức.
- Khi trẻ khóc không có nước mắt.
- Dấu hiệu có thể gây biến chứng cảm cúm ở trẻ nhỏ như mất nước, chóng mặt khi đúng và trẻ tiểu ít,
- Biểu hiện sốt kèm theo nổi ban.
Thông thường, nhằm hạn chế tối đa biến chứng do cảm cúm gây ra, khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu trên phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để nhận điều trị kịp thời.
Do đó, điều trị biến chứng cảm cúm ở trẻ nhỏ một cách đúng cách là điều mà phụ huynh nào có con nhỏ cũng cần phải nắm rõ.
Trẻ mắc bệnh cảm cúm cần được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế. Phụ thuộc vào biến chứng gây bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp xử lý bệnh cảm cúm ở trẻ tùy thuộc theo biến chứng như sau:
- Có thể sử dụng biện pháp hỗ trợ hô hấp.
- Sử dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng khó chịu như khó thở, nghẹt mũi ở trẻ.
- Sử dụng thuốc kháng sinh góp phần giảm các triệu chứng cho trẻ.
- Điều trị suy tim ở trẻ.
- Chống phù não khi trẻ bị cảm cúm.
Ngoài việc cần phải tuân thủ điều trị để quá trình điều trị bệnh cảm cúm cũng như biến chứng bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ diễn ra thuận lợi. Đối với trẻ bị bệnh cảm cúm cần thực hiện một số yêu cầu như sau:
- Trẻ nhỏ cần được phụ huynh cho nghỉ học để cách ly tại nhà.
- Nên hạn chế tiếp xúc gần với trẻ để không gây lây nhiễm bệnh.
- Hướng dẫn trẻ và hình thành cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng.
- Nghiêm túc thực hiện đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm bệnh cảm cúm cho các thành viên khác trong gia đình.
Dù bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ là bệnh nguy hiểm, có thể xảy ra nhiều biến chứng đối với trẻ nhưng bệnh cảm cúm có thể được phòng ngừa và kiểm soát bằng cách tiêm vaccine cúm hàng năm. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý đến thời gian để tiêm ngừa đầy đủ các mũi vaccine để bảo vệ sức khoẻ của trẻ.