Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc nào có khả năng điều trị đặc hiệu cho bệnh thủy đậu. Tất cả các loại thuốc sử dụng trong điều trị bệnh thủy đậu đều chỉ là các thuốc điều trị triệu chứng và không đặc hiệu cho bệnh. Ngoài ra thì thuốc kháng virus cũng có thể được sử dụng nhờ hiệu quả tích cực, tuy nhiên thì đây cũng không phải là một điều trị đặc hiệu của bệnh thủy đậu.
Nhưng điều may mắn chính là, mặc dù vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh thủy đậu nhưng thường thì bệnh thủy đậu có thể sẽ biến mất sau khoảng 10 ngày kể từ khi có các biểu hiện triệu chứng của bệnh nếu trong quá trình điều trị không xuất hiện biến chứng gì.
Thủy đậu sẽ có các Dấu hiệu thủy đậu đặc trưng theo từng giai đoạn mà phụ huynh nên chú ý. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị khỏi bệnh thủy đậu, nhưng quá trình điều trị cần diễn ra sớm và tích cực để dự phòng các biến chứng của bệnh xảy ra.
Do sau khi đã mắc bệnh thủy đậu 1 lần, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể và kháng thể này thường sẽ tồn tại suốt đời của bệnh nhân. Vì thế, trong hầu hết các trường hợp thì bệnh nhân sẽ không bị mắc lại căn bệnh này lần thứ 2 về sau nếu đã mắc bệnh trước đó.
Một số rất ít các trường hợp được ghi nhận tái phát bệnh thủy đậu đều là các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như:
- Bệnh nhân mắc bệnh khi còn quá nhỏ (dưới 6 tháng tuổi), hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên chưa có khả năng tạo đủ kháng thể để đề kháng bệnh về sau.
- Lần mắc thủy đậu đầu tiên rất nhẹ, không đủ để kích thích cơ thể sản sinh ra đầy đủ kháng thể chống thủy đậu.
- Người có hệ miễn dịch suy giảm do bẩm sinh, do dùng thuốc, do mắc phải (AIDS) không tạo được kháng thể nên cũng có thể tái phát bệnh sau khi đã điều trị bệnh thủy đậu.
Để điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả hơn, việc điều trị theo đúng nguyên tắc là điều hết sức quan trọng. Các nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh thủy đậu cần được tuân thủ bao gồm:
- Bệnh thủy đậu chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tất cả các thuốc sử dụng trong quá trình điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng của bệnh gây nên như hạ sốt, chống ngứa,...
- Thuốc kháng virus có thể làm chậm tiến triển bệnh, giảm mức độ nặng, giúp bệnh nhanh bình phục hơn và nên được dùng sớm sau khi có biểu hiện của bệnh trong vòng 24h. Sử dụng thuốc kháng virus có ý nghĩa đặc biệt đối với bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm.
- Phòng chống lây lan ra cộng đồng: Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu, cần kết hợp tích cực với các biện pháp phòng chống lây lan bệnh ra cộng đồng. Các biện pháp phòng chóng lây lan thủy đậu ra cộng đồng được chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.
Thuốc kháng virus thường được sử dụng để điều trị bệnh thủy đậu là Acyclovir. Thuốc ngăn chặn tổng hợp DNA của virus trong khi không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào bình thường. Do đó thuốc có khả năng ngăn virus phát triển, phân chia và làm giảm tải lượng virus trong cơ thể. Từ đó làm bệnh chậm tiến triển, các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn và tiên lượng bệnh tốt hơn.
Liệu lượng Acyclovir trong điều trị bệnh thủy đậu có thể thay đổi tùy thuộc tình trạng miễn dịch của bệnh nhân. Khi bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu, liều điều trị Acyclovir có thể tăng lên đến 10-12,5mg/kg/8h và dùng liên tục kéo dài đến 7 ngày. Còn khi bệnh nhân có hệ miễn dịch bình thường thì liều lượng thuốc khuyến cáo là 800mg với 5 lần sử dụng thuốc trong ngày, dùng thuốc 5-7 ngày.
Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,.. là những tác dụng thường gặp khi bệnh nhân sử dụng thuốc kháng virus bằng đường uống. Còn nếu sử dụng thuốc bôi tại chỗ thì tác dụng phụ chủ yếu là cảm giác bỏng rát tại vị trí bôi thuốc.
Bệnh nhân thủy đậu thường có sốt, có thể là sốt nhẹ hoặc sốt cao. Vì vậy, hạ sốt đúng cách cho bệnh nhân trong điều trị bệnh thủy đậu rất quan trọng.
Nếu bệnh nhân sốt nhẹ thì có thể hạ sốt bằng cách nhúng khăn vào nước ấm sau đó lau các vị trí có da che phủ mỏng và có các động mạch lớn đi qua như nách, bẹn, cổ,... Lưu ý không lau khắp người bệnh nhân vì dễ gây cảm lạnh.
Khi bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ C và việc hạ sốt bằng các phương tiện vật lý như lau nước ấm không còn hiệu quả thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt. Sử dụng paracetamol để hạ sốt trong điều trị bệnh thủy đậu. Không dùng thuốc quá 4g/ ngày vì có thể gây tổn thương gan.
Các loại thuốc kháng histamin H1 có thể giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu ở bệnh nhân thủy đậu. Những thuốc thường được dùng trên thực tế bao gồm Chlopheniramin, Loratadin,...
Các thuốc kháng histamin H1 ít khi gây tác dụng phụ và những tác dụng phụ gây nên thường nhẹ, chẳng hạn như buồn ngủ, chóng mặt, ngủ gà, buồn nôn,... Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 cho hiệu quả tốt hơn và ít gây tác dụng phụ hơn so với các thuốc kháng histamin thế hệ 1 do đó nên được ưu tiên sử dụng hơn trong điều trị bệnh thủy đậu.
Thuốc có thể được sử dụng bằng đường uống để cho tác dụng toàn thân hoặc sử dụng dưới dạng bôi tại chỗ để cho tác dụng riêng tại vị trí bôi.
Các vị trí mụn nước đã vỡ trên da của bệnh nhân thủy đậu cần được vệ sinh sạch sẽ và thực hiện sát trùng đầy đủ. Thuốc sát trùng được sử dụng chủ yếu trong điều trị thủy đậu là xanh methylen. Khi bôi thuốc, thuốc giúp tiêu diệt virus có ở dịch trong các mụn nước, làm sẽ vết thương, sát khuẩn chống bội nhiễm,...
Do trong điều trị thủy đậu, xanh methylen chỉ dùng để bôi ngoài da do đó gần như không gây tác dụng phụ nào nghiêm trọng cho bệnh nhân, rất an toàn khi sử dụng.
Các bôi xanh methylen đúng kỹ thuật:
- Bệnh nhân tắm rửa sạch sẽ, làm không thân mình nhẹ nhàng tránh các mụn nước bị vỡ ra.
- Sử dụng tăm bông thấm xanh methylen để chấm lên các vị trí mà mụn nước tại đó đã bị vỡ.
Bệnh thủy đậu là bệnh do căn nguyên virus, trong khi đó thuốc kháng sinh là loại thuốc chỉ có tác dụng lên vi khuẩn. Vì vậy, thuốc kháng sinh không có hiệu quả điều trị bệnh thủy đậu và không được chỉ định thường quy trong điều trị bệnh.
Thuốc kháng sinh chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có các biểu hiện của tình trạng bội nhiễm do biến chứng thủy đậu hoặc tình trạng viêm nhiễm xảy ra đồng thời với bệnh thủy đậu. Nhóm kháng sinh có thể được lựa chọn theo kinh nghiệm hoặc theo kháng sinh đồ.
Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu, một số lưu ý sau đây có thể giúp gia tăng hiệu hiệu quả điều trị và giúp bệnh nhân nhanh lành bệnh hơn:
- Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ: Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu, bệnh nhân cần thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc dựa trên các nguyên tắc đúng thuốc, đúng liều và đúng thời gian quy định. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh thủy đậu trước khi được thăm khám và chẩn đoán bởi có thể làm sai lệch các biểu hiện triệu chứng dẫn đến chẩn đoán không chính xác bệnh.
- Không kiêng tắm rửa: Bệnh nhân thủy đậu không cần kiêng tắm rửa khi điều trị bệnh thủy đậu. Kiêng tắm rửa khiến cơ thể không được vệ sinh tốt, dễ dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn trên bề mặt da. Do đó, người bệnh cần tăm rửa sạch sẽ hằng ngày với nước sạch và bôi thuốc sát khuẩn đúng cách để giúp vết thương lành tốt hơn.
- Không đắp lá hoặc các bài thuốc chưa kiểm chứng: Người bệnh không tự ý đôi, đắp lá hoặc các bài thuốc lên bề mặt các mụn nước thủy đậu. Tuy nhiên điều này dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tại vết thương và có thể khiến bệnh nặng nề hơn.
- Không cài gãi, chích, rạch các mụn nước: Các mụn nước thủy đậu có thể tự xẹp và khỏi trong 4-5 ngày sau xuất hiện. Bệnh nhân không cài gãi, chích, rạch mụn nước vì dễ làm mụn nước bị bội nhiễm và để lại sẹo về sau. Đồng thời người bệnh cũng nên mặc quần áo mềm, tránh lành các mụn nước bị vỡ do cọ sát.
- Tránh lây nhiễm bệnh: Khi điều trị bệnh thủy đậu cần đảm bảo cách ly tốt người bệnh (nghỉ học, nghỉ đi làm,...) để tránh lây nhiễm bệnh, đồng thời xử lý các vật dụng cá nhân của bệnh nhân (quần áo, khăn lau,...) bằng các dung dịch sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về điều trị bệnh thủy đậu mà bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên biết. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào mắc bệnh thủy đậu, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm theo đúng phác đồ.