Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và cả tính mạng của người bệnh. Vì vậy, việc điều trị bệnh tay chân miệng cần hết sức cẩn trọng và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh tay chân miệng gây ra những biến chứng nặng về hệ thần kinh khi có sự tấn công của virus EV71. Đây là loại virus thuộc nhóm có khả năng gây bệnh tay chân miệng nhưng đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ra viêm màng não dẫn đến tử vong.
Điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào? (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus EV71 mà việc điều trị tay chân miệng chủ yếu là sử dụng các biện pháp tích cực nhằm hạn chế tối đa sự tổn thương của hệ thần kinh và duy trì chức năng sống đối với các trường hợp nặng.
Một số nghiên cứu sử dụng acyclovir là thuốc kháng virus hoặc dùng interferon là một nhóm protein tự nhiên nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh như virut, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư. Các chế phẩm từ interferon gamma chủ yếu được dùng trong các bệnh viêm gan do virut B, C hoặc HIV/AIDS. Tuy nhiên, các loại interferon có khả năng ức chế EV71 hay không vẫn đang được nghiên cứu.
Virus EV71 có khả năng gây biến chứng nặng (Ảnh: Internet)
Đối với những bệnh nhân không nhiễm virus EV71, việc điều trị bệnh tay chân miệng có thể diễn ra tại nhà theo sự chỉ định của bác sĩ. Có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt theo liều lượng cho phép, thực hiện sát khuẩn các vết loét ở da và niêm mạc miệng bằng thuốc sát trùng. Ngoài ra, việc bổ sung nước, bù điện giải cho cơ thể cũng cần được thực hiện bằng cách uống nhiều nước, oresol, nước ép trái cây,...
Mặt khác, cần đặc biệt lưu ý tới mọi biểu hiện bất thường khi điều trị chân tay miệng tại nhà. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao liên tục, li bì, nôn mửa,... cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ để đề phòng các biến chứng có thể xảy ra.
Đối với bệnh nhân có thể trạng và sức đề kháng tốt, không nhiễm virus EV71, bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 3-7 ngày điều trị tại nhà.
Có thể điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà nếu không có các biểu hiện bất thường (Ảnh: Interenet)
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh không có tác dụng trong việc điều trị bệnh tay chân miệng do đây là bệnh do virus đường ruột gây nên. Dó đó, không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để tránh gây khó khăn trong quá trình điều trị và có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
- Rửa tay bằng xà phòng
- Rửa sạch đồ chơi, dụng cụ
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở, vệ sinh môi trường
Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng tránh bệnh tay chân miệng
- Thực hiện cách li đối với người mắc bệnh tay chân miệng (ít nhất là 7 ngày), đồng thời tránh ôm hôn,... với người bệnh.
- Khi trẻ có dấu hiệu lạ, cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.