Một số vitamin có thể gây nguy hiểm khi bạn dùng quá nhiều, nhưng vitamin K không phải là một trong số đó. Những người duy nhất có thể gặp vấn đề khi dư thừa vitamin K là những người đang dùng thuốc warfarin làm loãng máu.
Hầu hết mọi người sẽ không gặp bất kỳ tác dụng nào từ dư thừa vitamin K. Trừ những người dùng warfarin, việc tăng vitamin K đột ngột có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Vitamin K không chỉ là một chất dinh dưỡng, nó còn là tên được đặt cho một nhóm các vitamin tan trong tự nhiên, bao gồm vitamin K1 và hai loại vitamin K2.
Nhìn chung, vitamin K rất cần thiết để sản xuất protein liên quan đến quá trình đông máu. Trong thực tế, chữ "K" xuất phát từ "koagulation" của tiếng Đức, tương tự như từ đông máu trong tiếng Anh.
Vitamin K cũng rất quan trọng để duy trì mức canxi và tham gia vào quá trình vận chuyển canxi. Vitamin K có chức năng như một chất dinh dưỡng quan trọng cho xương chắc khỏe. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy vitamin K2 hứa hẹn là một phương pháp điều trị bổ trợ cho bệnh loãng xương, một tình trạng đặc trưng bởi mất khối lượng xương và xương dễ gãy.
Ngoài ra, vitamin K cũng có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm vôi hóa mạch máu, một tình trạng phổ biến nhưng có khả năng nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ và cục máu đông. Vitamin K cũng có thể hữu ích trong điều trị bệnh tiểu đường, ung thư và viêm xương khớp.
Các nguồn chính của vitamin K1 chế độ ăn uống là rau lá xanh và dầu thực vật. Vitamin K2 có trong thực phẩm động vật, bao gồm bơ, lòng đỏ trứng, một số loại phô mai và thực phẩm lên men.
Vi khuẩn trong đường tiêu hóa cũng có thể tổng hợp vitamin K2 trong đường ruột; tuy nhiên, cơ thể có thể hấp thụ rất ít nó. Vitamin K cũng có sẵn ở dạng bổ sung, dưới dạng tổng hợp hoặc dưới dạng chiết xuất của sản phẩm đậu nành lên men có tên là Natto.
Lượng vitamin K được khuyến nghị hàng ngày do FNB thiết lập là 120 microgam cho nam giới và 90 microgam cho tất cả phụ nữ, kể cả những người đang mang thai và cho con bú. Những chỉ tiêu này không khó để đạt được thông qua chế độ ăn uống cân bằng và rất hiếm khi thiếu vitamin K.
FNB đặt mức hấp thu có thể chấp nhận được (UL) đối với các vitamin gây rủi ro cho sức khỏe khi dùng quá mức. Tuy nhiên, lại không có một mức UL nào cho vitamin K, vì không có báo cáo về tác dụng phụ do dư thừa vitamin K với bất kỳ lượng nào từ thực phẩm hoặc chất bổ sung trong dân số. Hay nói cách khác, hầu hết mọi người sẽ không gặp bất kỳ tác dụng nào từ dư thừa vitamin K.
Mọi người hầu như không bị ảnh hưởng bởi dư thừa vitamin K những vẫn có một ngoại lệ. Nếu bạn đang dùng thuốc warfarin làm loãng máu, bạn phải cẩn thận với vitamin K, tránh cả mức vitamin K thấp và cao. Warfarin giúp ngăn ngừa cục máu đông hoặc ngăn chặn sự phát triển của chúng. Bởi vì vitamin K giúp máu đông lại nên nó có tác dụng chống lại warfarin.
Duy trì sự cân bằng giữa warfarin và vitamin K là rất quan trọng, vì vậy cần đặc biệt chú ý không đột ngột tăng hoặc giảm lượng vitamin K của bạn. Theo các nhà nghiên cứu khoa học, bạn có thể tiêu thụ bất kỳ lượng vitamin K nào bạn muốn, nhưng lượng cần phải duy trì một lượng như vậy ngày qua ngày. Vì vậy, nếu bình thường bạn ăn nhiều rau xanh, đừng đột nhiên ngừng ăn chúng, nếu bạn đang bổ sung vitamin K, đừng ngừng dùng nó.
Nếu bạn quyết định muốn tăng hoặc giảm lượng vitamin K, điều quan trọng là thảo luận với bác sĩ cách tốt nhất để làm điều đó, tránh dư thừa vitamin K gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ngoài ra, nếu bạn đang dùng warfarin, bạn có thể được xét nghiệm máu thường xuyên để xác định hiệu quả của nó. Kết quả xét nghiệm sẽ cung cấp giá trị prothrombin (PT) và INR của bạn. Giá trị INR nên ở trong phạm vi an toàn. Nếu chúng quá cao hoặc quá thấp, có thể là do sự tương tác giữa warfarin và vitamin K
Vitamin K có thể làm giảm giá trị INR của bạn, điều đó có nghĩa là warfarin có thể không hiệu quả để ngăn ngừa cục máu đông nếu cơ thể bị dư thừa vitamin K. Warfarin làm tăng giá trị INR của bạn, làm chậm quá trình đông máu. Nếu warfarin quá hiệu quả, cơ thể sẽ chảy máu dễ dàng và nhanh chóng hơn gây nguy hiểm.
Nguồn dịch: https://www.livestrong.com/article/422923-what-happens-with-too-much-vitamin-k/