Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn gặp phải cơn đột quỵ tái phát? Làm cách nào để xử lý?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nhi - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn gặp phải cơn đột quỵ tái phát? Làm cách nào để xử lý?
Đột quỵ tái phát nguy hiểm hơn hẳn so với lần đột quỵ đầu tiên, gây nên nhiều biến chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong rất cao. Chính vì vậy, cần nắm chắc các thông tin về đột quỵ tái phát để có thể phòng ngừa và phản ứng khi nó xảy ra.

Cuộc sống sẽ thay đổi hoàn toàn sau khi bệnh nhân mắc phải đột quỵ. Chỉ cần hỏi bất kỳ người nào sống sót sau khi bị đột quỵ, thậm chí, không ai có thể bắt đầu hiểu được tác động của việc mất một khả năng để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản hàng ngày mà tất cả chúng ta đã thực hiện trong suốt cuộc đời. 

Điều này không bao gồm hành trình phục hồi lâu dài và gian khổ của một người sống sót sau đột quỵ phải trải qua, cũng không bao gồm công sức và tinh thần của người chăm sóc cũng như gia đình bệnh nhân,

Bây giờ hãy tưởng tượng lại có một cơn đột quỵ thứ hai. Lần đột quỵ này được gọi là đột quỵ tái phát.

1. Đột quỵ tái phát là gì?

- Đột quỵ xảy ra khi một trong những mạch máu cung cấp cho não bị vỡ hoặc tắc nghẽn do cục máu đông, làm suy yếu việc cung cấp máu cho não. Não sau đó bị thiếu oxy và glucose, dẫn đến chết mô não.

- Bị đột quỵ tái phát làm tăng nguy cơ tử vong gấp 2 lần so với đột quỵ lần đầu, khiến thời gian nằm viện lâu hơn và tăng khuyết tật thần kinh có thể ảnh hưởng. Trên thực tế, việc không may xảy ra đột quỵ tái phát nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng ngừa sau khi gặp đột quỵ lần đầu tiên.

2. Nguy cơ mắc đột quỵ tái phát

- Nếu một bệnh nhân sống sót sau cơn đột quỵ đầu tiên, xác suất bị đột quỵ tái phát trong 5 năm tới là khoảng 30%. Trên thực tế, có tới một phần ba trong số tất cả các cơn đột quỵ tái phát xảy ra trong vòng 90 ngày sau đột quỵ đầu tiên. Điều này khiến 90 ngày đầu sau đột quỵ trở thành giai đoạn quan trọng để điều trị tích cực và thay đổi lối sống.

- Nguy cơ bị đột quỵ tái phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một số chúng ta có thể thay đổi và một số chúng ta không thể. 

- Các yếu tố rủi ro chúng ta không thể thay đổi bao gồm:  giới tính nam, sự hiện diện của rung nhĩ và mức độ nghiêm trọng của đột quỵ ban đầu. 

- May mắn thay, có rất nhiều điều chúng ta có thể làm để giảm nguy cơ đột quỵ tái phát. Chúng bao gồm giảm huyết áp cao, giảm cân, tăng hoạt động thể chất và dùng thuốc để phòng ngừa đột quỵ, tái phát, chẳng hạn như aspirin.

3. Điều trị đột quỵ tái phát

- Chìa khóa cho việc điều trị tốt khi mắc đột quỵ tái phát là nhận biết sớm các triệu chứng, nhanh chóng tới bệnh viện và điều trị sớm. 

- F.A.S.T là một cách dễ dàng để ghi nhớ các dấu hiệu đột quỵ đột ngột: Méo mặt, yếu tay, khó nói, thời gian gọi xe cứu thương.

- Điều trị đột quỵ tái phát tương tự như điều trị cho bệnh nhân bị đột quỵ đầu tiên. Dòng điều trị đầu tiên vẫn là một loại thuốc chống đông máu được gọi là chất kích hoạt plasminogen mô tái tổ hợp (rtPA).

- rtPA được truyền qua tĩnh mạch tại bệnh viện sau khi đã loại trừ chảy máu trong não. Tuy nhiên, rTPA chỉ có thể được đưa ra trong vòng 4,5 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng.

- Một lựa chọn điều trị mới chính là phẫu thuật cắt bỏ huyết khối nội mạch. Phẫu thuật này là rút cục máu đông ra khỏi não bằng một sợi dây linh hoạt luồn qua vùng bẹn, được đưa vào áp dụng bên cạnh rTPA. 

- Phương pháp điều trị mới này sẽ kéo dài thời gian điều trị lên đến 6 giờ cho một số kiểu đột quỵ. Việc sử dụng hình thức điều trị thay thế này đòi hỏi đánh giá chi tiết bởi một chuyên gia về đột quỵ đã được đào tạo. Do đó, việc tiếp cận nhanh chóng và kịp thời đến bệnh viện là vô cùng quan trọng.

Tóm lại, bị đột quỵ tái phát đe dọa tính mạng và suy nhược nhiều hơn so với đột quỵ đầu tiên. Tuy nhiên, nhận biết và điều trị nhanh chóng có thể có khả năng phục hồi rất lớn. Yếu tố quan trọng nhất cho tất cả bệnh nhân đột quỵ là phòng ngừa và kiểm soát yếu tố nguy cơ, thay đổi lối sống.


Bài dịch: https://www.strokecare.sg/what-happens-if-i-have-another-stroke/

Tác giả: LPA