Điểm mặt 5 câu hỏi thường gặp về bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Điểm mặt 5 câu hỏi thường gặp về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất từ dạ dày trào ngược lên thực quản, bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn gây ra những biến chứng nặng nề. Dưới đây là 5 câu hỏi thường gặp về căn bệnh nguy hiểm này.

Việc chẩn đoán sớm, điều trị hợp lý và kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm. 

Nắm rõ các thông tin về bệnh trào ngược dạ dày - thực quản sẽ giúp mọi người phòng bệnh, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh và có thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp hơn.

Điểm mặt 5 câu hỏi thường gặp về bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 1.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa (Ảnh: internet)

1. Nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân chủ yếu gây trào ngược dạ dày thực quản là do co thắt thực quản dưới làm cho dịch dạ dày trào lên thực quản.

Điểm mặt 5 câu hỏi thường gặp về bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 2.

Hút thuốc cũng là nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày thực quản (Ảnh: internet)

Một số những nguyên nhân gây giãn cơ vòng thực quản gồm: 

- Thói quen uống rượu, hút thuốc, cà phê, sô-cô-la

- Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều gia vị, mỡ

- Bệnh thường gặp ở những người béo phì, người bệnh đái tháo đường, phụ nữ có thai

- Người bệnh dùng các thuốc chẹn kênh canxi

...

2. Những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản

2.1. Ợ chua

Là hiện tượng do các thành phần axit của dịch dạ dày trào ngược lên vùng hầu họng

2.2. Ợ nóng

Điểm mặt 5 câu hỏi thường gặp về bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 3.

Ợ nóng là một trong những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản (Ảnh: internet)

Là triệu chứng thường gặp nhất trong các triệu chứng của trào ngược dạ dày, axit trong dịch dạ dày tiếp xúc với niêm mạc thực quản gây cảm giác nóng hoặc nóng rát. 

Cảm giác nóng rát lan từ thượng vị lên dọc sau xương ức, hoặc đến vùng dưới họng, thậm chí lên tận mang tai. Những triệu chứng này tăng lên sau khi ăn no, uống rượu bia, ăn thức ăn nhiều mỡ béo, đồ chua hoặc khi cúi gập người về phía trước.

2.3. Ho khan, khàn giọng

Đây cũng là một trong những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, do dịch axit trào lên vùng hầu họng lâu ngày gây tổn thương niêm mạc, dẫn dến viêm họng. 

2.4. Nuốt khó

Triệu chứng này ít xuất hiện hơn, đó là cảm giác thức ăn hay nước uống dừng lại phía sau xương ức ngay sau khi nuốt. Nuốt khó, hay nghẹn là triệu chứng cảnh báo có thể bạn đang bị ung thư thực quản. 

Điểm mặt 5 câu hỏi thường gặp về bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 4.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như: nuốt đau, nôn, ợ hơi, tăng tiết nước bọt, hen phế quản…

3. Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Nếu bệnh được phát hiện và điều trị từ giai đoạn đầu – khi bệnh chưa gây ra các biến chứng, thì người bệnh có thể không cần quá lo lắng.

Ngược lại, để bệnh quá lâu mà không có phương pháp điều trị cũng như chế độ sinh hoạt phù hợp, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác. Điển hình nhất là viêm loét thực quản. 

Để thích nghi với môi trường axit thường xuyên trào ngược lên, các tế bào thực quản sẽ dần biến đổi sao cho giống như niêm mạc dạ dày để phù hợp với axit, được gọi là thực quản Barret và có nguy cơ gây ung thư thực quản. 

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra các bệnh ngoài đường tiêu hóa như viêm họng, ho, ngứa cổ, hen...Nguyên nhân là do axit trào ngược lên họng, gây tổn thương, bào mòn các mô, gây viêm nhiễm. Chúng cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về hô hấp và răng miệng. 

4. Cách điều trị

Việc chữa trị trào ngược dạ dày thực quản nhằm: Loại trừ nguyên nhân gây bệnh và phục hồi lại tổn thương do bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Phòng tránh các biến chứng và tránh bệnh tái phát.

Hiện nay, bệnh nhân cần phải kết hợp giữa: 

- Điều trị không dùng thuốc đó là thay đổi lối sống, giờ giấc sinh hoạt, thói quen ăn uống. 

- Điều trị dùng thuốc

- Điều trị bằng phẫu thuật hoặc một số kỹ thuật can thiệp qua nội soi (thủ thuật Stretta, tiêm Enteryx, Endo Cinch).

5. Bị trào ngược dạ dày - thực quản nên ăn gì?

Nên lựa chọn những thực phẩm có thể trung hòa bớt axit:

5.1. Bánh mỳ, bột yến mạch

Điểm mặt 5 câu hỏi thường gặp về bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 5.

Bánh mỳ, bột yến mạch tốt cho người bệnh (Ảnh: internet)

Đây là những lựa chọn hàng đầu cho người bị trào ngược, đặc biệt khi đói. Cả bánh mỳ và bột yến mạch đều có khả năng "hút" bớt lượng axit dư thừa trong dạ dày nên giúp giảm nhanh hiện tượng ợ nóng, đau rát.

5.2. Các loại đỗ đậu

Điểm mặt 5 câu hỏi thường gặp về bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 6.

Các loại đậu đỗ chứa nhiều chất xơ tốt cho người bệnh (Ảnh: internet)

Các loại đậu đỗ chứa nhiều chất xơ, các amino axit cần thiết. Tuy nhiên, một số đậu như đậu tương, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen… chứa carbohydrat phức hợp có thể gây hiện tượng đầy hơi.

5.3. Các loại đạm dễ tiêu

Đạm dễ tiêu tốt cho người trào ngược là thịt thăn lợn, thịt lưỡi lợn, tim lợn và thịt ngan. Người bệnh không nên ăn nhiều thịt vịt và thịt gà. Thịt vịt tính hàn lạnh, thịt gà tính nóng đều không tốt.

5.4. Gừng

Gừng là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược. Do gừng có tác dụng chống viêm tự nhiên, giúp nhanh liền vết thương.

Điểm mặt 5 câu hỏi thường gặp về bệnh trào ngược dạ dày thực quản - Ảnh 7.

Gừng là thực phẩm chống viêm và giúp nhanh lành vết thương (Ảnh: Internet)

Tránh những thực phẩm gây tăng tiết axit hoặc kích thích tới co thắt thực quản dưới: cà phê, rượu, đồ uống có ga, socola và ca cao, đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ chua, cay... Tránh thức ăn chứa nhiều axit, rượu, caffein, chocolate, hành tỏi, hạt tiêu, ớt.

Tổng hợp



Tác giả: Trương Xuân