Điểm lại tất cả thông tin "ai cũng phải biết" về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo

Điểm lại tất cả thông tin "ai cũng phải biết" về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo
Đừng để mình trở thành người tối cổ khi không nắm rõ được những thông tin và kiến thức rất cơ bản về đại dịch toàn cầu Covid-19.

Bước sang ngày 12/03, Bộ Y tế xác nhận Việt Nam đã có 39 ca dương tính với COVID-19. Trong thời điểm dịch COVID-19 còn nhiều diễn biến khó lường, việc update kịp thời các thông tin quan trọng và nắm rõ từ những thông tin cơ bản là điều rất cần thiết.

Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều người nắm trọn vẹn được các thông tin cơ bản về COVID-19. Dưới đây sẽ là những thông tin thiết thực mà "ai cũng phải biết" trong mùa dịch COVID-19 đang hoành hành.

1. Virus corona là loại virus như thế nào?

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), virus corona là một họ virus lớn, có thể tìm thấy ở cả động vật lẫn con người. Loại virus này khi phát tác có thể gây cảm lạnh và dẫn đến những bệnh nghiêm trọng hơn như Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

Điểm lại tất cả thông tin "ai cũng phải biết" về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 1.

WHO từng lên tiếng thông báo về dịch bệnh này.

2. Virus corona "mới" là loại virus gì?

Sau khi virus corona hoành hành ở Vũ Hán (Trung Quốc), một chủng mới của virus corona chưa từng được xác định ở người trước đây đã xuất hiện. Loại virus mới này hiện được gọi với cái tên là SARS-CoV-2 (virus corona mới). Nó chưa từng được phát hiện trước khi dịch bệnh này được báo cáo tại thành phố Vũ Hán vào tháng 12/2019.

Điểm lại tất cả thông tin "ai cũng phải biết" về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 2.

3. Virus "mới" này có giống virus gây ra dịch SARS hay không?

Câu trả lời là KHÔNG! Virus corona cùng họ với virus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), nhưng không phải là cùng một loại virus.

4. Virus corona "mới" gây nguy hiểm như thế nào?

Vì là một loại virus liên quan tới đường hô hấp nên điều hiển nhiên là khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng về đường hô hấp. Bệnh có thể chuyển nặng hơn ở một số người có sức đề kháng kém và dẫn đến viêm phổi, khó thở.

Trong trường hợp bệnh không được chữa trị kịp thời còn có thể gây tử vong. Ngoài ra, đối tượng người già và người mắc các bệnh mãn tính (như đái tháo đường, tim mạch) cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.

5. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân nhiễm virus corona

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những biểu hiện lâm sàng của việc nhiễm loại virus này bao gồm:

- Sốt cao trên 38 độ C.

- Ho.

- Hụt hơi.

- Khó thở.

- Viêm phổi.

- Phổi có tổn thương lan tỏa.

- Suy hô hấp cấp.

Một số bệnh nhân sẽ có triệu chứng khởi phát nhẹ mà không sốt. Hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh vẫn có sức khỏe tốt, chỉ một số ít bệnh nhân bị nặng và thậm chí tử vong.

6. Khoảng cách an toàn khi ở cạnh người ho, sốt nghi nhiễm COVID-19 là bao nhiêu?

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các giọt bắn nước bọt có thể văng xa tối đa là 2m. Do đó, nếu muốn bảo vệ bản thân trước bệnh dịch COVID-19, WHO và CDC khuyến cáo chúng ta nên giữ khoảng cách an toàn với người có biểu hiện ho, hắt hơi, ho sốt (nghi nhiễm virus corona) là 2m để hạn chế hít phải hoặc bị dính các giọt bắn đó.

Điểm lại tất cả thông tin "ai cũng phải biết" về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, trong trường hợp tiếp xúc với những người không có biểu hiện ho, hắt hơi hay sốt, chúng ta vẫn nên giữ khoảng cách an toàn là tối thiểu 1m bởi có thể người đó đang trong giai đoạn ủ bệnh. Điều này là bởi giọt bắn của người bình thường khi nói chuyện cũng không văng xa quá 1m.

Điểm lại tất cả thông tin "ai cũng phải biết" về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 5.

7. Các con đường lây lan của virus corona

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một số loại virus corona có thể truyền từ người sang người, thường là sau khi tiếp xúc gần với bệnh nhân bị nhiễm bệnh.

Bác sĩ Geng Rong (Giám đốc Nhi khoa và Trợ lý Trưởng khoa của Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Shunyi, Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh - Trung Quốc), cho biết các con đường lây nhiễm chính của loại virus mới này có thể bao gồm:

- Việc tiếp xúc với các loại dịch (nước mũi, nước bọt, dịch mụn nước…).

- Đường hô hấp.

Thông tin do Ủy ban Y tế và Sức khỏe thành phố Vũ Hán công bố cho thấy những người tiếp xúc gần gũi như người thân, bạn học, đồng nghiệp, nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân đều có nguy cơ lây lan bệnh dịch.

8. Chó và mèo có thể lây nhiễm virus corona mới?

Chưa có bằng chứng khoa học để nói thế.

Điểm lại tất cả thông tin "ai cũng phải biết" về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 7.

Ảnh minh hoạ

9. Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân nhiễm virus corona, nên làm gì?

Ủy ban Y tế và Sức khỏe Thành phố Vũ Hán khuyến cáo nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân nhiễm virus corona, người nghi nhiễm nên được theo dõi y tế, cách ly tại nhà dưới sự hỗ trợ của cơ sở y tế uy tín. Tuyệt đối đừng hoảng sợ, đừng đi làm, đừng đi ra ngoài!

10. Bệnh nhân nhiễm virus corona sẽ được điều trị như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện tại không có phương pháp điều trị cụ thể đối với các bệnh do virus corona mới gây ra. Tuy nhiên, nhiều triệu chứng có thể được kiểm soát. Vì vậy, bệnh nhân cần được điều trị theo tình hình lâm sàng.

Loại virus này cũng rất nhạy cảm với nhiệt. Việc phun 75% cồn, chất khử trùng có chứa clo, chất khử trùng hydroperoxide, chloroform và các dung môi lipid khác trong 30 phút ở 56 độ C, có thể vô hiệu hóa virus.

11. Thời gian ủ bệnh trong bao lâu?

Thời gian ủ bệnh thường diễn ra từ khi người bệnh bị nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng. Tính đến thời điểm hiện tại, ước tính thời gian ủ bệnh sẽ diễn ra từ 2 - 11 ngày và các ước tính này đều sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu.

Dựa theo thông tin của các virus corona (bao gồm MERS và SARS), thời gian ủ bệnh của SARS-CoV-2 có thể lên tới 14 ngày.

12. Những nhóm người nào dễ bị COVID-19 gây tổn thương nhất?

- Nhóm nhân viên y tế.

- Nhóm người trên 60 tuổi.

- Nhóm người có bệnh lý nền (như các bệnh về tim, phổi, bệnh đái tháo đường, hay suy giảm hệ miễn dịch).

13. Trẻ em và vị thành niên có bị ảnh hưởng nhiều bởi COVID-19 hay không?

Câu trả lời là RẤT ÍT! Hầu hết các trường hợp mắc thuộc đối tượng này có các triệu chứng nhẹ.

Điểm lại tất cả thông tin "ai cũng phải biết" về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 9.

14. Quy trình rửa tay đề phòng lây nhiễm virus corona mới

Điểm lại tất cả thông tin "ai cũng phải biết" về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 10.

15. Cách đeo khẩu trang đúng trong mùa dịch COVID-19

Điểm lại tất cả thông tin "ai cũng phải biết" về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 11.

Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người dân và cộng đồng nên thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh nên đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

2. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

3. Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay gập lại che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó bỏ khăn giấy đã qua sử dụng vào thùng rác có nắp đậy và rửa sạch tay.

4. Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng vì có thể khiến virus xâm nhập vào cơ thể và làm bạn bị ốm.

5. Những người trở về từ các nước trên thế giới, đặc biệt là những nơi đang có dịch bùng phát (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy...) hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus corona gây ra trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

6. Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin, cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh không để dịch bùng phát, lây lan.

Source (Nguồn): WHO, Bộ Y tế

Điểm lại tất cả thông tin "ai cũng phải biết" về đại dịch COVID-19 do WHO và Bộ Y tế khuyến cáo - Ảnh 12.


Tác giả: KP