Điểm danh top 8 bệnh nền nguy hiểm dễ biến chứng nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2

Điểm danh top 8 bệnh nền nguy hiểm dễ biến chứng nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2
Các rối loạn về sức khoẻ và hệ miễn dịch suy giảm có thể làm tăng nguy cơ chuyển biến nặng khi chẳng may nhiễm virus corona chủng mới (COVID-19).

Các nhà khoa học đã chứng minh bất cứ ai cũng đều có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2, tuy nhiên đối với một số nhóm người có bệnh lý nền nếu nhiễm virus này thì nguy cơ biến chứng nặng như suy hô hấp, nhiễm trùng máu, tổn thương gan hoặc thận,... sẽ cao hơn so với người không có các bệnh nền khác.

1. Các bệnh nền nguy hiểm khi nhiễm virus SARS-CoV-2

Người trên 65 tuổi

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nguy cơ tử vong do nhiễm virus corona sẽ tăng theo tuổi tác; có 31 - 59% trong số người từ 65 - 84 tuổi cần phải nhập viện nếu bị Covid-19 và có 4 - 11% cần phải được chăm sóc đặc biệt.

Điểm danh top 8 bệnh nền nguy hiểm dễ biến chứng nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2 - Ảnh 2.

Người cao tuổi có hệ miễn dịch suy giảm cần phải chăm sóc đặc biệt (Ảnh: Internet)

Đặc biệt là người cao tuổi vì có hệ miễn dịch suy giảm, chức năng phổi cũng bị suy giảm nên có nguy cơ mắc bệnh, biến chứng và tử vong cao hơn. 

Người bị các bệnh phổi mãn tính

Các bệnh phổi mãn tính bao gồm hen suyễn, giãn phế quản, xơ phổi,... và một số bệnh tại phổi khác là nhóm có nguy cơ cao dễ mắc và tăng nặng khi nhiễm virus Covid-19.

Người có hệ miễn dịch bị suy giảm

Do hệ miễn dịch bị suy giảm mà nhóm người này không có khả năng chống lại việc nhiễm trùng và tăng nguy cơ lây nhiễm, biến chứng nặng.

Người mắc các bệnh tim mạch

Hệ thống hô hấp và tim mạch của cơ thể được liên kết chặt chẽ với nhau, do vậy mà nếu như bạn là người có tiền sử hay đang bị các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, suy tim,... đều có nguy cơ nhiễm và tăng nặng khi nhiễm virus.

Điểm danh top 8 bệnh nền nguy hiểm dễ biến chứng nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2 - Ảnh 3.

Các bệnh tim mạch mãn tính làm tăng nguy cơ biến chứng khi nhiễm virus Covid-19 (Ảnh: Internet)

Người bị bệnh tiểu đường

Tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 là bệnh liên quan tới sự gia tăng bất thường của nồng độ đường trong máu, khả năng bị nhiễm trùng cũng cao hơn.

Người đang bị các bệnh gan

Người bị bệnh gan nếu nhiễm virus corona mới thì bên cạnh những biến chứng khác bệnh gan của bạn cũng sẽ biến chứng nặng hơn chẳng hạn như men gan bị tăng (điều này bao gồm cả những bệnh gan có nguyên nhân do virus).

Điểm danh top 8 bệnh nền nguy hiểm dễ biến chứng nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2 - Ảnh 4.

Người bệnh gan cần chăm sóc tốt sức khoẻ trong mùa dịch do nguy cơ biến chứng nặng cao nếu nhiễm virus (Ảnh: Internet)

Người đang bị bệnh thận mãn tính

Bệnh thận mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong ở những người mắc Covid-19.

2. Người có bệnh nền cần chăm sóc sức khoẻ như thế nào trong mùa dịch?

Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh mạn tính

Với người đang có bệnh nền, bệnh mãn tính thì cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ liên quan tới uống thuốc đúng giờ, không được ngừng thuốc nếu không có chỉ định, tái khám,... Ngoài ra thì người bệnh cũng cần chuẩn bị thuốc trong khoảng thời gian từ 2 - 3 tháng, đồng thời có các đơn thuốc thay thế nếu không tìm mua được theo gợi ý của bác sĩ chủ trị.

Chuẩn bị đầy đủ khi đi khám bệnh

Chuẩn bị đầy đủ bao gồm các biện pháp phòng tránh lây nhiễm ở khu vực đông người như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay khi chạm vào các bề mặt, đeo tấm chắn giọt bắn, đồ bảo hộ nếu cần thiết, lựa chọn các địa chỉ khám bệnh có biện pháp phòng chống dịch tốt,...

Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng để khám bệnh, khuyến khích sử dụng phương tiện cá nhân.

Khi tới cơ sở khám bệnh nên giữ khoảng cách với các bệnh nhân khác, tối thiểu là 2m hay 2 sải tay của bạn. Hạn chế sử dụng nhà vệ sinh, căng tin, thang máy,... những nơi tập trung đông người.

Khi trở về nhà cần vứt bỏ khẩu trang vào thùng rác chuyên dụng, sát khuẩn vệ sinh tay bằng xà phòng dưới vòi nước, thay quần áo, thay giày dép.

Có ý thức chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ toàn thân

- Các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng người bệnh được khuyến khích tập tại nhà trong mùa dịch như hít thở, yoga, kéo giãn cơ,...

- Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng

- Ngủ đủ giấc, ưu tiên các hoạt động thư giãn trong nhà như đọc sách, nghe nhạc

- Cập nhật thông tin trên các trang chính thống của Bộ Y tế

- Hạn chế tiếp xúc với người khác, nên trao đổi hỏi thăm qua điện thoại, internet

- Có thể yêu cầu tư vấn từ bác sĩ nếu tâm lý cảm thấy hoang mang, lo lắng về dịch bệnh

- Liên hệ với cơ sở y tế địa phương trong trường hợp cần chăm sóc y tế khẩn cấp

- Khử trùng, vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, các bề mặt trong nhà

- Mở cửa sổ thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hoà,...


Tác giả: Anh Dũng