Thời tiết nóng ẩm, thói quen vệ sinh cá nhân không đúng cách, sự chủ quan trong bảo vệ bản thân trước những yếu tố nguy cơ hay ở nơi đông người,... là những nguyên nhân có thể khiến 3 bệnh dễ lây nhiễm này gây ra bùng dịch.
Bắt đầu quay trở lại vào ngày 24/7, sau 99 ngày cả nước không có ca bệnh dễ lây nhiễm này trong cộng đồng thì Đà Nẵng và Quảng Ngãi đã xuất hiện thêm 4 ca cho kết quả dương tính chưa xác định được nguyên nhân. Điều này khiến người dân trở nên lo lắng về nguy cơ bùng phát trở lại lần thứ 2 của Covid-19.
Tính tới 14h37 phút ngày 03/08, cả nước đã ghi nhận 621 ca nhiễm và có 6 trường hợp tử vong do có nhiều bệnh nền và do Covid-19 (BN428, BN437, BN499, BN427, BN475, BN429). Trong đó đã có 373 ca bình phục.
Làn sóng bệnh dễ lây nhiễm viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 ở trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo thống kê, tính tới 14h30 ngày 03/08, cả thế giới có 18.240.633 ca dương tính với Covid-19, đã điều trị khỏi 11.450.253 và số người tử vong đã lên tới 692.894 người.
Vào ngày 19/7, WHO cho biết số ca nhiễm mới đạt 260.000 ca trong vòng 24h được xem như một mức tăng số ca bệnh dễ lây nhiễm lớn nhất tính từ đầu dịch tới nay. Cho tới hiện tại, vẫn chưa có vaccine chính thức nào được đưa ra để chống lại sự lây lan nhanh của virus corona mới này ngoài việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay và đeo khẩu trang đúng cách.
- Đường lây truyền của virus Covid-19: virus này có đường lây truyền chủ yếu từ giọt bắn của người đang bị bệnh thông qua ho, hắt hơi hay hơi thở tới người lạnh (hít vào) hoặc việc chạm vào những bề mặt có chứa virus rồi đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng mà không vệ sinh kỹ.
- Dấu hiệu của Covid-19: người bị nhiễm Covid-19 thường có những biểu hiện điển hình là ho, sốt, khó thở và biến chứng viêm phổi, suy hô hấp cấp rồi tử vong. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với người có tiền sử hoặc đang mắc bệnh nền như các bệnh tim mạch, thận, mãn tính hay bị suy giảm hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, người trẻ tuổi cũng không nên chủ quan vì bệnh dễ lây nhiễm ở bất kì độ tuổi nào.
Năm 2020, ca bệnh bạch đầu tiên phát hiện vào ngày 3/7, trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tính tới thời điểm sáng ngày 21/7 theo báo cáo thống kê của Bộ Y tế cho biết, cả nước có 108 ca mắc bạch hầu, trong đó có 3 ca đã không qua khỏi. Đồng thời, các ca bệnh dễ lây nhiễm này đang có dấu hiệu gia tăng.
Theo bệnh viện Nhi đồng 1 thì bạch hầu là bệnh có thể gây tử vong trong thời gian ngắn, chỉ từ 6-10 ngày với tỷ lệ lên tới 5-10%.
Lý do khiến bệnh bạch hầu có nguy cơ trở thành bệnh dễ lây nhiễm và bùng dịch là do tính chất lây truyền qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp. Virus bạch hầu có thể tồn tại trên bề mặt của đồ vật nên người dân không được chủ quan.
Ngoài ra, bệnh bạch hầu có vaccine phòng bệnh, tuy nhiên khả năng miễn dịch khi trẻ được tiêm đầy đủ trong độ tuổi từ 2-24 tháng chỉ kéo dài trong 10 năm. Do đó, việc tiêm nhắc lại vaccine là điều cực kì cần thiết nếu như chẳng may tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.
Bên cạnh việc tiêm vaccine đầy đủ thì giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh,... đặc biệt là những vùng dịch trọng điểm cần hết sức chú trọng.
Ngoài viêm đường hô hấp cấp do Covid-19, bệnh bạch hầu thì trong năm 2020, bệnh tay chân miệng cũng là một bệnh dễ lây nhiễm có nguy cơ thành dịch.
Theo thống kê của WHO thì tay chân miệng là bệnh nằm trong top đầu, 10 bệnh truyền nhiễm cần có sự khai báo do tỷ lệ tử vong và nguy cơ mắc cao. Tay chân miệng được biết là một hội chứng bệnh do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra.
Chỉ tính riêng tháng 6 và tháng 7 thì Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Nhi Trung ương có số lượng trẻ nhập viện do tay chân miệng cao gấp 6 lần so với cùng kì năm ngoái.
Điều này cho thấy mức độ đáng báo động của tay chân miệng nói riêng và các bệnh dễ lây nhiễm khác nói chung. Bệnh tay chân miệng dễ gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi dưới 5 tuổi, tuy nhiên người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh nếu giữ vệ sinh không đúng cách và chạm phải những dịch tiết hay khu vực có virus.
Trẻ bị tay chân miệng thường xuất hiện những nốt dạng bóng nước ở trên khu vực lòng bàn tay, bàn chân hay vùng miệng. Bệnh cũng rất dễ nhầm lẫn với thủy đậu và dẫn tới điều trị sai cách gây biến chứng nghiêm trọng cho người mắc.
Điều đáng lo ngại hơn là tay chân miệng có thể có nguyên nhân từ nhiều chủng virus khác nhau nên nguy cơ tái nhiễm cũng có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào.
Bác sĩ Phạm Lê Duy, Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: "Việc rửa tay là một trong những biện pháp quan trọng giúp hạn chế lây lan các vi sinh vật gây bệnh được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới công nhận. Không chỉ có tác dụng làm giảm lây lan chéo và nhiễm trùng bệnh viện, đây còn là biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe cá nhân, giảm lây lan các dịch bệnh nguy hiểm trong cộng đồng".