Hội chứng ruột kích thích là rối loạn chức năng của ruột, là hiện tượng thường gặp và có ảnh hưởng đến đại tràng.
Nghĩa là: các rối loạn chức năng của ruột tái phát lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, sinh hóa ở ruột gọi là Hội chứng ruột kích thích.
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng của ruột (Ảnh: internet)
Trong Hội chứng ruột kích thích, chức năng của ruột bị rối loạn tuy nhiên những đường tiêu hóa khác vẫn thực hiện chức năng bình thường.
Hội chứng ruột kích thích không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh kéo dài làm người bệnh lo lắng, căng thẳng, mất ngủ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như cuộc sống.
Triệu chứng của bệnh khá đa dạng, nó có các biểu hiện ở ngoài cơ quan tiêu hóa và các biểu hiện về tiêu hóa
Đau nhức đầu là một biểu hiện cảu bệnh (Ảnh: internet)
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ngoài cơ quan tiêu hóa như : đau nhức đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, trầm cảm mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt ở nữ, liệt dương ở nam, tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm, hồi hộp, đau ngực, nóng bừng mặt, chóng mặt.
Đau và khó chịu ở bụng (Ảnh: internet)
Đau và khó chịu ở bụng là một trong những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, thường thấy nhất là ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc theo khung đại tràng. Đau bụng thường giảm đi sau khi đại tiện. Đôi khi người bệnh sẽ cảm thấy đầy hơi, trướng bụng.
Thay đổi tính chất phân: tiêu chảy hoặc táo bón hoặc tiêu chảy xen lẫn với từng đợt táo bón. Lúc thì phân trở nên nhỏ, kèm nước, có khi xuất hiện chất nhầy.
Bệnh nhân có thể đau quặn bụng và phải đi đại tiện ngay, người bệnh có cảm giác không thoải mái hoặc chưa đi hết phân sau khi đại tiện và hiên tượng này thường xuất hiện vào buổi sáng.
Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khắn trong sinh hoạt hàng ngày. Khi điều trị bệnh, cả bệnh nhân và bác sĩ đều phải kiên trì.
Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân thường có những rối loạn chức năng, ví dụ như tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, chức năng tạo phân, bài tiết ra bên ngoài...
Hội chứng ruột kích thích làm rối loạn chức năng tiêu hóa của người bệnh (Ảnh: Internet)
Khi những rối loạn đó lặp lại nhiều lần và không điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương thực thể và có thể gây ra những hậu quả xấu.
Do đó, khi thấy mình có những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích thì hãy đến các phòng khám để nhận được sự tư vấn của bác sĩ.
Tăng cường món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây (Ảnh: internet).
Tăng cường món ăn chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây, đặc biệt là những loại thực phẩm giàu kali như chuối, đu đủ... Bệnh nhân cũng không nên kiêng cữ quá nhiều vì có thể dẫn đến chán ăn và suy dinh dưỡng.
- Khi bị tiêu chảy: hạn chế sử dụng các chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị "cọ xát". Có những trường hợp người bệnh chỉ bị tiêu chảy sau ăn vào một giờ nhất định vì vậy nên tránh ăn vào giờ đó.
Hạn chế chất béo để ngăn táo bón (Ảnh: Internet)
- Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ, đối với những trường hợp táo bón thường xuyên nên uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ, rau quả tươi.
Tránh các thức ăn khô, nhiều gia vị. Người bệnh nên tập thể dục, tập dưỡng sinh hoặc lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp với bản thân và dễ thực hiện nhất để chông tình trạng stress. Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ.
Hạn chế các sản phẩm từ sữa (Ảnh: internet)
Không nên ăn quá no vào buổi tối, không ăn thực phẩm tươi sống (rau sống, nem chạo, tiết canh, gỏi cá...) không ăn dưa cà muối, gia vị chua, cay.
Tránh thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt, không nên dùng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê... Hạn chế các sản phẩm từ sữa do trong sữa có loại đường lactose rất khó tiêu.
Tuy là bệnh lành tính không gây tử vong nhưng bệnh lại không thể điều trị triệt để. Việc điều trị chỉ là nhằm làm giảm triệu chứng cuả hội chứng ruột kích thích, có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống.
Tùy theo triệu chứng của người bệnh là gì mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc khác nhau, ví dụ như: thuốc chống co thắt, thuốc chống táo bón, thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống đầy hơi hay thuốc an thần kinh…
Tổng hợp