Điểm danh những thực phẩm bổ sung mangan cho cơ thể

Điểm danh những thực phẩm bổ sung mangan cho cơ thể
Giống như bất kỳ loại khoáng chất nào khác, mangan rất quan trọng với sức khỏe. Cùng tìm hiểu về thực phẩm bổ sung mangan để có thể dễ dàng bổ sung khi nhận thấy cơ thể bị thiếu hụt.

1. Tại sao phải bổ sung mangan?

Mangan là một khoáng chất vi lượng, được tìm thấy nhiều trong xương, thận, gan và tuyến tụy. Khoáng chất này giúp cơ thể hình thành các mô liên kết, xương và hormone giới tính. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài ra, mangan cũng hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate và chất béo. Mangan cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh, giảm nguy cơ loãng xương và chống viêm, hấp thụ chất dinh dưỡng, bảo vệ hệ thống miễn dịch, giúp xương luôn chắc khỏe và phát triển.

Đó chính là những lý do khiến mangan trở nên quan trọng và bạn cần phải bổ sung mangan đầy đủ, tránh để cơ thể thiếu hụt. Theo nghiên cứu, thực phẩm bổ sung mangan có rất nhiều trong chế độ ăn uống hằng ngày, chính vì vậy, nếu như không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thực phẩm bổ sung để cung cấp đủ hàm lượng mangan theo yêu cầu.

2. Nhóm thực phẩm bổ sung mangan cần thiết cho cơ thể

Dưới đây là một số thực phẩm bổ sung mangan, giúp cơ thể nhận được đủ lượng mangan cần thiết, đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh.

2.1. Yến mạch

Với khoảng 156g yến mạch sẽ cung cấp 7,7mg mangan cho cơ thể. Yến mạch là một trong những thực phẩm bổ sung mangan với hàm lượng phong phú nhất. Nó còn được biết đến là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và giàu beta-glucan, có thể ngăn ngừa và điều trị béo phì.

Yến mạch là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng, đóng vai trò làm giảm mức cholesterol trong máu và cải thiện sức khỏe của tim.

2.2. Lúa mì

Cũng giống nhau yến mạch, lúa mình cũng là một thực phẩm bổ sung mangan với hàm lượng cao. Khoảng 168gram lúa mì sẽ cung cấp 5,7mg cho cơ thể. Lúa mì nguyên chất chứa rất nhiều chất xơ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và huyết áp, có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của tim và bụng. Lúa mì nguyên chất cũng chứa lutein, một chất chống oxy hóa quan trọng đối với mắt.

2.3. Hạt hồ đào

Khoảng 109gram hồ đào sẽ giúp bổ sung 4,9mg cho cơ thể. Hồ đào rất giàu vitamin B, giúp tăng cường chức năng não và tăng cường chuyển hóa tế bào. Ngoài ra, vitamin này cũng giúp hình thành các tế bào hồng cầu.

2.4. Đậu nành

186gram sẽ bổ sung 1 lượng khoảng 4,7mg cho cơ thể. Ngoài việc là thực phẩm bổ sung mangan, đậu nành cũng là một nguồn protein thực vật lớn. Đậu nành cũng chứa một lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và thậm chí có thể ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng như ung thư ruột kết.

2.5. Lúa mạch đen

1 cốc lúa mạch đen (169gram) sẽ bổ sung 4,5mg mangan. Đây là loại thực phẩm bổ sung mangan rất tốt, ngoài ra. Người ta nghiên cứu rằng lúa mạch đen tốt hơn lúa mì về phương diến sức khỏe. Nó cũng có chất xơ cao hơn lúa mì, giúp việc kiểm soát sự thèm ăn và chống viêm tốt hơn.

Ngoài ra, bột lúa mạch đen chứa ít gluten hơn bột mì nguyên chất - và có thể có lợi hơn cho những người không dung nạp gluten. Chất xơ không hòa tan trong lúa mạch đen cũng làm giảm nguy cơ sỏi mật.

2.6. Lúa mạch

1 cốc lúa mạch khoảng 184gram sẽ giúp bổ sung 3,6mg mangan. Lúa mạch rất giàu selen, niacin và sắt - rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Lúa mạch cũng là một nguồn chất xơ tốt. Bạn có thể dùng lúa mạch với sữa và mật ong cho bữa sáng để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

2.7. Tỏi

136gram tỏi sẽ cung cấp 2,3mg mangan cho cơ thể. Hầu hết những thứ có lợi từ tỏi có thể được quy cho hợp chất allicin. Hợp chất này đi đến tất cả các bộ phận của cơ thể, phát huy tác dụng sinh học mạnh mẽ của nó. Tỏi có thể chống lại bệnh tật và cảm lạnh thông thường. Nó cũng giúp cơ thể điều chỉnh mức cholesterol và bảo vệ tim.

2.8. Gạo lứt

1 cốc gạo lứt (195gram) sẽ cung cấp 1,8mg mangan cho cơ thể. Đây là thực phẩm bổ sung mangan rất dễ tìm mua và nó được sử dụng rộng rãi. Gạo giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết, vú và tuyến tiền liệt. Ăn đủ gạo lứt cũng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vì gạo cũng giúp giảm lượng đường trong máu.

2.9. Đậu Garbanzo (đậu gà)

164gram đậu garbanzo giúp bổ sung 1,7mg mangan cho cơ thể. Nhờ hàm lượng chất xơ cao, đậu garbanzo tăng cường cảm giác no và tiêu hóa, cân bằng mức cholesterol, bảo vệ chống lại bệnh tim.

Và giống như đậu nành, chúng là một nguồn protein thực vật tuyệt vời.

2.10. Dứa

165gram dứa giúp bổ sung 1,5mg mangan. Bên cạnh là thực phẩm bổ sung mangan, dứa cũng là một nguồn vitamin C phong phú, chất dinh dưỡng giúp cải thiện khả năng miễn dịch và chống lại các bệnh nguy hiểm như ung thư.

Vitamin C trong trái cây cũng giúp cải thiện sức khỏe của da, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, giúp giảm nếp nhăn.

2.11. Đậu phụ

126gram đậu phụ cung cấp 1,5mg mangan cho cơ thể. Đậu phụ cũng là một nguồn canxi và sắt tuyệt vời. Người ta đã phát hiện ra rằng tiêu thụ đậu phụ thay vì protein động vật có thể làm giảm mức cholesterol xấu, do đó ngăn ngừa bệnh tim.

2.12. Quả mâm xôi

123gram quả mâm xôi giúp cơ thể có 0,8mg mangan. Ngoài mangan, quả mâm xôi cũng rất giàu axit ellagic, một chất hóa học có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Quả mâm xôi cũng chứa anthocyanin, chất chống oxy hóa ngăn ngừa bệnh tim và suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác.

2.13. Ngô

166gram ngô mang đến khoảng 0,8mg mangan. Đây là thực phẩm bổ sung mangan với hàm lượng khá ít, nhưng đủ với cơ thể. Ngô cũng là một nguồn protein tốt. Và nó chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn hầu hết các loại ngũ cốc thông thường khác - một vài trong số các chất chống oxy hóa đó là lutein và zeaxanthin, cả hai đều quan trọng đối với sức khỏe thị lực.

2.14. Củ cải xanh

144gram củ cải xanh giúp cung cấp 0,7mg mangan. Củ cải xanh cũng rất giàu vitamin A và K. Vitamin A đóng vai trò trong việc giúpthị lực tốt, làn da đẹp và thậm chí tăng cường khả năng miễn dịch. Vitamin K kiểm soát các yếu tố đông máu trong máu của bạn.

Ngoài ra củ cải xanh cũng giàu vitamin C giúp xây dựng khả năng miễn dịch và sức khỏe của da

2.15. Chuối

225gram chuối sẽ giúp bạn có được 0,6mg mangan. Chuối cũng giàu kali, một khoáng chất giúp hạ huyết áp và tránh được một số bệnh nghiêm trọng như đau tim. Và chất xơ trong chuối giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa.

2.16 Dâu tây

152gram dâu tây giúp bổ sung 0,6mg mangan. Các anthocyanin trong dâu tây giúp tim luôn khỏe mạnh. Những chất chống oxy hóa này có thể ức chế sự phát triển của khối u và viêm, hỗ trợ phòng ngừa ung thư.

Ngoài ra, là một thực phẩm bổ sung mangan dễ tìm và dễ ăn, dâu tây cũng có chỉ số đường huyết thấp và nhiều chất xơ, rất tốt để ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

2.17. Rau bina

30gram rau bina sẽ giúp bổ sung 0,3mg mangan. Trong rau bina có lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa trong rau bina rất quan trọng đối với sức khỏe thị giác.

2.18. Đậu xanh

Đậu xanh là thực phẩm bổ sung mangan với hàm lượng thấp, chỉ khoảng 0,2mg mangan với 110gram đậu xanh. Đậu xanh cũng rất giàu chất sắt, và chất dinh dưỡng, ngoài việc ngăn ngừa rụng tóc, còn cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ.

3. Kết luận

Trên đây là một số thực phẩm bổ sung mangan cho cơ thể. Mặc dù chỉ là khoáng chất với hàm lượng nhỏ trong cơ thể nhưng mangan rất quan trọng đối với sức khỏe. Nếu như xảy ra thiếu hụt sẽ khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề, nên hãy bổ sung khi cần thiết. Thực phẩm bổ sung mangan có lẽ là an toàn nhất (trừ khi bạn bị dị ứng), ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung mangan bằng thuốc nếu cần thiết. Tốt nhất là hãy tham khảo chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Nguồn: https://www.stylecraze.com/articles/foods-high-in-manganese/


Tác giả: Lan Anh