Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mà bác sĩ sẽ dùng một số loại khí cụ để căn chỉnh các tình trạng răng như: răng móm, răng hô, răng mọc thưa hoặc lệch. Việc thực hiện niềng răng sẽ giúp cho bạn có được hàm răng đều, sức khỏe răng miệng tốt hơn và tự tin khi giao tiếp. Thế nhưng có hay không các tác hại của niềng răng?
Liệu niềng răng niềng răng có tốt không? Và phương pháp chỉnh nha này có gây nguy hiểm gì cho người bệnh sau khi thực hiện hay không?
Để có đáp án cho thắc mắc niềng răng có nguy hiểm không, đầu tiên bạn nên nắm rõ bản chất của phương pháp niềng răng là giúp điều chỉnh răng khá an toàn; giúp cho răng mọc lệch được kéo về đúng khớp cắn và đúng vị trí.
Việc niềng răng có nguy hiểm không phụ thuộc vào việc chăm sóc răng miệng của bạn và trình độ tay nghề của bác sĩ thực hiện chỉnh nha. Nếu không may mắn, người niềng răng có thể gặp phải một số vấn đề như: răng bị tụt nướu; tuổi thọ răng bị giảm; răng bị yếu hơn; răng dễ bị nhạy cảm; các răng di chuyển sai vị trí; chức năng nhai của răng yếu đi, gây ảnh hưởng trực tiếp lên khớp thái dương.
Nếu việc niềng răng yêu cầu bạn phải nhổ răng, hãy trao đổi kỹ lường với bác sĩ để biết được sau khi nhổ răng thì niềng răng có ảnh hưởng gì không? Nên nghe tư vấn cụ thể của bác sĩ về các tác hại của niềng răng và nhổ răng khi niềng trước khi thực hiện.
Đọc thêm:
- Tìm hiểu 4 bước trong quy trình niềng răng
- Độ tuổi niềng răng tốt nhất là độ tuổi nào? Bao nhiêu tuổi thì không nên niềng răng?
Tác hại của niềng răng thường gặp nhất chính là gây khó chịu, đây là tình trạng khá bình thường và hầu hết người thực hiện niềng răng dự kiến được. Bởi niềng răng hoạt động theo cơ chế di chuyển răng vào vị trí thích hợp, do đó, cảm giác khó chịu là không thể tránh khỏi.
Sau khi niềng răng, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, đau răng. Tuy nhiên, các cơn đau này có thể được xử lí bằng cách dùng acetaminophen và ibuprofen. Trong trường hợp cơn đau đầu ngày càng nặng hơn, hãy thông báo với bác sĩ nha khoa bởi đây có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn.
Khi mới thực hiện niềng răng, miệng của bạn sẽ chưa quen với dây và mắc cài; do đó, sẽ mất một khoảng thời gian ngắn để môi có thể điều chỉnh được vị trí đúng. Trong thời gian này, có thể bạn sẽ cảm thấy bị kích ứng nhẹ.
Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều sản phẩm giúp giảm kích ứng kể trên, thông thường bạn sẽ được bác sĩ khuyến nghị dùng sáp chỉnh nha. Chỉ cần thoa một chút sáp chỉnh nha lên vùng cảm thấy khó chịu, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Đau hàm là tác hại của niềng răng khá phổ biến, đặc biệt đối với trường hợp cần điều chỉnh hàm khi niềng răng. Trong trường hợp này, thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Ngoài ra, cơn đau hàm sẽ tái diễn sau mỗi lần thắt chặt răng niềng.
Khó nhai và khó ăn thức ăn là phàn nàn của hầu hết những người thực hiện niềng răng. Do đó, nhiều người sau khi niềng răng buộc phải dùng các loại thức ăn mềm, dễ nuốt hơn; chẳng hạn như các loại cháo, đồ ăn lỏng.
Rất nhiều người băn khoăn rằng niềng răng có ảnh hưởng gì không, người thực hiện niềng răng có phải đối mặt với nguy cơ nào hay không? Dưới đây là đáp án về một số tác hại của niềng răng được đánh giá là bất thường:
Trong một khoảng thời gian ngắn, việc niềng răng có thể cản trở người bệnh nhai thức ăn. Đặc biệt, các khoảng trống nhỏ xung quanh răng do mắc cài tạo nên lại là nơi thức ăn dễ dàng bị mắc kẹt lại; từ đó dẫn đến sự lắng đọng của vi khuẩn và mảng bám.
Điều này có thể gây tổn thương lên men răng, khiến răng xuất hiện một số vết trắng được gọi là vôi hoặc làm răng bị đổi màu. Ngoài ra, đây cũng có thể là nguyên nhân gây sâu răng và một số bệnh ở nướu.
Một tác hại của niềng răng phải kể đến nữa là gây tổn thương mô mềm. Người bệnh sau khi thực hiện niềng răng có thể bị nhảy cảm ở một số điểm phía trong má, nướu và môi – nơi thường xuyên tiếp xúc với khung, dây kim loại và các mắc cài.
Một số trường hợp bị người bệnh có thể gặp phản ứng dị ứng với các vật liệu sử dụng trong mắc cài, chẳng hạn như niken của mắc cài kim loại hoặc cao su latex trong mắc cài nhựa đàn hồi. Nếu biết trước về dị ứng của cơ thể, hãy trao đổi với bác sĩ để tránh các vật liệu này.
Tuy nhiên, nếu người bệnh xảy ra dị ứng sau khi thực hiện niềng răng, bác sĩ buộc phải tháo mắc cài và thay thế bằng vật liệu khác cho người bệnh.
Khi răng bị di chuyển trong quá trình niềng răng, một phần xương của răng khi di chuyển sẽ bị tiêu biến và thay thế bằng xương mới. Tuy nhiên, điều này cũng có thể khiến chân răng bị rút ngắn vĩnh viễn, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của răng về lâu dài.
Đối với những bệnh nhân không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nha khoa về việc chăm sóc răng sau khi niềng và đeo khí cụ giúp ổn định vị trí răng, răng có thể xê dịch vị trí; thậm chí, trở về vị trí cũ sau khi tháo mắc cài.
Tác hại khi niềng răng là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện một số điều giúp giảm thiểu rủi ro như:
- Chăm sóc răng miệng thật tốt trong thời gian niềng răng. Người bệnh nên đánh răng sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải lông mềm để đảm bảo răng được sạch sẽ.
- Nên súc miệng sạch để đảm bảo các mẩu thức ăn không bám trên mắc cài.
- Sau khi vệ sinh răng, hãy soi gương để kiểm tra kỹ lưỡng. Dùng chỉ nha khoa cũng là cách để vệ sinh khu vực giữa khung dây và các mắc cài.
- Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp giảm thiểu tác hại của niềng răng. Hãy ăn một chế độ giảm bớt lượng tinh bột và đường. Bởi các chất này có thể gây hình thành mảng bám và sâu răng. Đặc biệt, nên hạn chế đồ ăn quá rắn, gây ảnh hưởng đến mắc cài trên răng.
- Cuối cùng, hãy thực hiện thăm khám định kỳ với bác sĩ thực hiện chỉnh nha để đảm bảo được kiểm tra sức khỏe răng miệng; và thực hiện can thiệp kịp thời nếu có tác hại của niềng răng gây biến chứng xấu.