Mùa hanh khô là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật sinh sôi, phát triển và gây bệnh như vảy nến, chàm da, da khô, ngứa da, viêm da dị ứng,... Do đó mà nhóm người mắc bệnh về da mùa hanh khô thường cao hơn so với những mùa khác.
Dưới đây là những bệnh về da mùa hanh khô thường gặp và cách xử lý hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý, nếu xử lí trong đúng cách có thể khiến tình trạng da trở nên tệ hơn.
Viêm da ứ trệ là tình trạng viêm da thường xuất hiện ở những vùng như cổ chân hay vùng thấp của cẳng chân.
Khi bị viêm da ứ trệ, người bệnh thường cảm thấy ngứa và da bị khô ráp, nhăn nheo và có màu đỏ sần. Vết sần có thể xuất hiện mụn nước hay mụn mủ. Nếu như chà xát hay gãi mạnh sẽ khiến vùng da bị viêm nhiễm, nguy cơ lở loét và khó lành.
Cách xử trí:
Khi bị viêm da ứ trệ, về nguyên tắc thì cần kê cao chân, kết hợp với chườm và băng bó. Đôi khi bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh tại chỗ hay kháng sinh dạng uống. Tuy vào từng mức độ mà sẽ có các biện pháp xử trí khác nhau:
- Viêm da ứ trệ cấp tính thể nhẹ
Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng kem bôi corticosteroid hay thuốc mỡ bôi 3 lần/ngày hay kết hợp cùng với bột kẽm oxit. Nếu như vết thương bị rỉ dịch thì cần sử dụng băng keo hydrocolloid.
- Viêm da ứ trệ thể loét
Cần băng vết thương với oxit kẽm, hydrocolloids, sử dụng băng keo Unna, băng keo gelatin,vv...
- Viêm da ứ trệ thể viêm mô bào
Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh dạng uống chẳng hạn như cephalosporin, dicloxacillin. Các loại thuốc như mupirocin, silver sulfadiazine được gọi là thuốc kháng sinh tại chỗ được đánh giá là hiệu quả đối với những trường hợp bị loét. Nếu như xuất hiện phù nề hay các vết sưng tấy thì có thể cần can thiệp phẫu thuật ghép da.
**Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Viêm da liên cầu cũng là một bệnh về da mùa hanh khô phổ biến. Người bị viêm da liên cầu thường gặp những biểu hiện như:
- Xuất hiện những vùng da đỏ
- Có mụn nước nằm rải rác ở toàn thân hay trên đầu
- Da có vảy, ngứa
- Thường xuyên cảm thấy bị lạnh do cơ thể bị mất nhiệt qua da.
Cách xử trí:
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu như bị viêm da liên cầu thì người bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được thăm khám - đây là nguyên tắc BẮT BUỘC trong điều trị viêm da liên cầu. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi tại chỗ và kết hợp cùng điều trị kháng sinh và kháng viêm cho người bệnh.
Viêm da liên cầu có 5 thể bệnh phổ biến là:
- Viêm da liên cầu thể chốc lây
- Viêm da liên cầu thể chốc mép
- Viêm da liên cầu thể chốc loét
- Viêm da liên cầu thể hăm kẽ
- Viêm da liên cầu thể viêm quầng.
Thực chất, viêm da liên cầu, viêm da ứ trệ không phải là hai bệnh về da mùa hanh khô phổ biến duy nhất. Bên cạnh các bệnh kể trên còn có bệnh viêm da cơ địa, nhất là đối với những người có tiền sử bệnh thường dễ tái phát và tiến triển tới mạn tính.
Người bị viêm da cơ địa thường có biểu hiện là vùng da bị khô dày và những tổn thương da do ngứa gãi liên tục ở các vùng như nách, kẽ vú, ben, khuỷu tay hay ở khoeo chân.
Cách xử trí:
Đối với bệnh viêm da cơ địa thì việc điều trị thường được đánh giá là không dễ dàng do những tổn thương dễ bị nhiễm khuẩn và việc dùng thuốc cũng hay có những tác dụng phụ không mong muốn.
Để đề phòng đợt cấp viêm da cơ địa, cần chú ý tới những vấn đề sau:
- Chú ý dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần/ngày. Bạn có thể dùng kem, thuốc mỡ hay những dung dịch chuyên dụng cho việc dưỡng ẩm
- Chú ý tới các nguyên nhân có thể gây bùng phát đợt cấp viêm da cơ địa và tránh xa chúng như mồ hôi, bụi bẩn, các chất tẩy rửa,..
- Viêm da cơ địa ở trẻ em có thể xuất phát từ nguyên nhân là thực phẩm, cha mẹ cũng cần chú ý để tránh cho trẻ ăn, tiếp xúc
- Tắm bằng nước ấm, thời gian tắm lý tưởng nên là từ 10 - 15 phút. Khi tắm nên sử dụng các loại xà phòng hữu cơ, không chứa chất tẩy rửa hóa học mạnh có thể gây kích ứng da do bị mất lớp dầu tự nhiên. Khi tắm xong cần lau khô người bằng khăn tắm sạch, mềm rồi bôi kem dưỡng ẩm ngay.
Cũng là một bệnh về da mùa hanh khô dễ tái phát, bệnh vảy nến có những biểu hiện đặc trưng là những mảng đỏ trên da với nhiều kích thước khác nhau.
Cách xử trí:
Các bác sĩ cho biết, vảy nến là những tổn thương lành tính và tường được chỉ định điều trị đơn giản bằng cách làm sạch vết thương do chưa có thuốc điều trị tận gốc. Các thuốc chỉ định thường giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng khó chịu nhưng chỉ đỡ hoặc tạm khỏi về mặt lâm sàng. Sau đó một thời gian thì bệnh sẽ lại tái phát.
Vì thế mà bác sĩ khuyên rằng, bệnh nhân bị vảy nến vào mùa hanh khô nên chú ý ngâm và tắm bằng nước ấm để "vảy bong" và dịu thần kinh. Đồng thời cần tránh những căng thẳng thần kinh và sử dụng thuốc bác sĩ kê đều đặn, tái khám đúng lịch.
Đối với những ca vảy nến bị lan rộng thì có thể cần phải sử dụng thêm các loại thuốc kháng sinh có dược học mạnh hơn.
Vào mùa hanh khô, bạn có thể bị bệnh chàm không tiết bã nhờn. Vùng da bị bệnh sẽ căng lên kèm với biểu hiện khô, nứt nhiều đường ngang dọc. Ngoài ra vùng da sẽ bị bong tróc với lớp vảy màu trắng mỏng gây ngứa rát và rất khó chịu.
Cách xử trí:
Nếu có các biểu hiện kể trên, người bệnh cần nhanh chóng tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không được tắm nước quá nóng
- Khi tắm không được kỳ cọ hay gãi quá mạnh có thể gây tổn thương da, nhiễm khuẩn
- Uống nhiều nước hàng ngày
- Chú ý giữ ẩm cho da.
Nhìn chung, những bệnh về da mùa hanh khô thường gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Vì thế mà để phòng ngừa các bệnh này, tốt nhất là bạn cần có phương pháp chăm sóc da mùa hanh khô hợp lý.