Việc thiếu hụt vitamin B sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển của cơ thể. Nhưng dấu hiệu thiếu vitamin B của từng loại cũng sẽ khác nhau. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu bất thường để bổ sung đầy đủ, nhanh chóng dưỡng chất.
Vitamin B12 là các hợp chất cơ chứa Coban. Nó ảnh hưởng chức tiếp đến quá trình sản sinh tế bào hồng cầu, điều khiển chức năng của hệ thần kinh và tổng hợp ADN ở người. Nhìn chung, đây là nhóm vitamin B12 có tầm quan trọng hàng đầu và không thể thiếu đối với cơ thể.
Một điều đặc biệt bạn cần biết đó là cơ thể không thể tự sản sinh ra vitamin B nói chung và B12 nói riêng. Do đó, cách duy nhất để là bạn cần bổ sung qua đường ăn uống với các thực phẩm như thịt gia cầm, thịt đỏ, cá, trứng hay men dinh dưỡng…
Thêm một điều bạn cần lưu ý trong quá trình bổ sung vitamin cho cơ thể đó là chúng cần có sự trợ giúp của các loại axit trong dạ dày để có thể tiêu hóa và giải phóng thành năng lượng. Điều này có nghĩa là là, dù bạn đã nạp đủ lượng B12 cần thiết nhưng hệ tiêu hóa kém sẽ không thể tiêu thụ đủ lượng thực phẩm dồi dào này.
Để nhận biết cơ thể thiếu hụt vitamin B12 không, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu như:
- Hệ tiêu hóa kém, mất cảm giác ngon miệng, khó tiêu và táo bón.
- Cơ thể mệt mỏi, cơ bắp yếu ớt, sức khỏe giảm sút.
- Chân tay có dấu hiệu tê cứng hoặc ngứa ran.
- Trí nhớ suy giảm, kém tập trung.
- Loét miệng…
Trong các nhóm vitamin B, vitamin B6 có vai trò và tác dụng chống cảm giảm buồn nôn và ốm nghén. Do đó, đây là dưỡng chất cần thiết cho các thai phụ, phụ nữ mang thai.
Vitamin B6 tham gia trực tiếp vào quá trình phân hủy, chuyển hóa tinh bột, chất béo và đạm. Nó còn có tên khoa học khác là pyridoxine với chức năng duy trì hoạt động của hệ thần kinh và não bộ.
Đồng thời, B6 còn được biết đến với nhiều công dụng nổi bật khác như: Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể hạn chế tối đa sự tác động sâu từ môi trường, mầm mống gây bệnh; Thiết lập và điều khiển quá trình sản xuất hormon, tạo chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, melatonin, norepinephrine…
Bởi những chức năng mang lại, triệu chứng thiếu vitamin B6 khá dễ nhận biết. Điển hình như:
- Xuất hiện các vết nứt dọc ở khu vực khóe miệng, lưỡi sưng to.
- Tinh thần giảm sút, thường xuyên cáu gắt, buồn bà, thậm chí là suy nhược tinh thần, gây trầm cảm.
- Trí nhớ kém.
- Hệ thống miễn dịch hoạt động kém.
Vitamin B1 hay còn có tên gọi khác là Thiamine. Loại dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng tế bào và quá trình sản sinh năng lượng. Điều này là do nó hoạt động theo cơ chế phân hủy, chuyển hóa đường, chất béo và axit amin thành năng lượng, hỗ trợ sự phát triển của tế bào. Không chỉ vậy, B1 cũng tham gia vào việc duy trì chức năng của hệ thống thần kinh, cơ bắp và đặc biệt là tim mạch.
Bởi những vai trò quan trọng này, việc nhận biết dấu hiệu thiếu vitamin B1 là điều cần thiết. Từ đó giúp bạn nhanh chóng bổ sung dưỡng chất kịp thời, hạn chế sự tổn thương của cơ thể.
Các loại thực phẩm có hàm lượng B1 dồi dào như: Thịt đỏ và hải sản. Bên cạnh đó, trái cây và rau xanh cũng chứa một lượng B1 tương đối.
Theo các khảo sát của viện y tế, số người thiếu loại vitamin này khá ít. Nhưng tốt nhất, bạn cũng cần nắm được các dấu hiệu thiếu vitamin B1 như sau:
- Cân nặng giảm sút.
- Gặp vấn đề về việc nhận thức.
- Cơ thể yếu ớt, cơ bắp không còn sức.
- Gặp một số vấn đề về tim mạch.
Vitamin B2 tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và tăng cường sức khỏe cho tế bào. Nó hoạt động tương tự như 1 hoạt chất chống oxy hóa và phân hủy chất béo, thực phẩm thành vitamin. Đồng thời,B2 còn có tác dụng kiểm soát và hạn chế tối đa các vấn đề viêm nhiễm của cơ thể.
Cách tốt nhất để bổ sung B2 và xây dựng chế độ ăn uống khoa học bao gồm thịt bò, thịt gia câm, trứng, nấm và rau xanh… Nếu cơ thể thiếu vitamin, sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:
- Nồng độ hormone ở tuyến giáp giảm.
- Xuất hiện các vấn đề về da như môi nứt nẻ, mẩn đỏ, ban, dễ nhiễm trùng…
- Đục thủy tinh thể, ngứa mắt.
- Mắc các bệnh về gan, hệ thần kinh hay thiếu máu.
Nghiêm trọng hơn nữa, nếu tình trạng thiếu hụt vitamin B2 lâu ngày có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ giới.
Vitamin B3 có khả năng điều chỉnh nồng độ cholesterol cũng như chất béo trung tính. Để có một làn da khỏe mạnh, mái tóc bóng muwotj hay hệ xương khớp khỏe mạnh bạn nên chú ý bổ sung loại vitamin này thông qua chế độ ăn uống với các món ăn được chế biến từ các loại thịt gia cầm, thịt đỏ...
Dấu hiệu thiếu vitamin B3 thường gặp như:
- Cơ thể mệt mỏi.
- Tâm trạng buồn bã, giảm khả năng nhận thức.
- Thường xuyên xuất hiện các cơn đau đầu.
- Xuất hiện các vấn đề về da và tiêu chảy.
Vitamin B9 có nhiều trong rau có màu xanh đậm và các loại hạt. Nó giúp làm giảm tỉ lệ dị tật về thần kinh ở trẻ và tham gia quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, ADN, ARN và axit amin.
Các triệu chứng cơ thể thiếu vitamin B9 mà mọi cần đặc biệt chú ý bao gồm:
- Thiếu máu
- Sức khỏe suy giảm
- Thần kinh trì trệ, tâm trạng không tỉnh táo, thường xuyên bị đau nhức đầu.
- Da, tóc và móng có các vấn đề lạ.
Không phổ biến và được nhiều người biết đến như vitamin E và C, nhưng vitamin B lại rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, não bộ. Tùy vào từng nhóm khác nhau mà dấu hiệu thiếu vitamin B cũng sẽ khác nhau. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý các dấu hiệu bất thường để bổ sung các chất thiếu hụt nhanh chóng, kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.